Tiêm vắc-xin 5 trong 1 tại Trạm Y tế phường 10, quận 3-TPHCM
Vẫn có tình trạng một số cán bộ y tế chưa nắm được phương cách tiêm loại vắc-xin 5 trong 1 hoặc biết nhưng qua loa đại khái
Theo lịch tiêm chủng mở rộng, kể từ ngày 1-6, trẻ em dưới 1 tuổi cả nước sẽ được tiêm miễn phí vắc-xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib) phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
Nhiều nơi chậm triển khai
Trước đó, nhiều bà mẹ đã háo hức chờ đợi ngày đưa con đi tiêm DPT-VGB-Hib do được các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin về lợi ích của loại vắc-xin này. Nhưng sự háo hức của nhiều bà mẹ đã không được đáp ứng do việc chậm trễ từ phía các cơ sở y tế. Tại TPHCM, trong các ngày qua, nhiều người dân ở các quận 3, 8, Gò Vấp cho biết họ mang con đến trạm y tế phường nhưng không tiêm vì trạm chưa triển khai.
Lý giải điều này, có nơi cho biết họ chỉ mới nhận được chỉ đạo tiêm vào ngày 1-6 nên triển khai chưa kịp, nơi thì bảo vắc-xin mới về đến trung tâm y tế quận nên chưa phân bổ kịp xuống cơ sở, thậm chí có nơi mãi đến ngày 3-6 mới tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế.
Chính vì thế, kế hoạch là triển khai từ ngày 1-6 nhưng thực tế đến nay, việc tiêm vắc-xin 5 trong 1 vẫn chưa triển khai đồng loạt ở TPHCM, có nơi vắc-xin vẫn chưa về đến trạm y tế. Thậm chí, cán bộ y tế của một quận còn cho biết có một số cán bộ y tế đến giờ vẫn chưa nắm được phương cách tiêm DPT-VGB-Hib hoặc biết nhưng qua loa đại khái, đến nỗi tiêm cả vắc-xin này cho trẻ đã tiêm nhiều mũi lẻ trước đó.
Tại cuộc giao ban của ngành y tế TPHCM vào sáng 9-6, ông Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, khẳng định trung tâm sẽ giám sát việc thực hiện nghiêm quy chế an toàn tiêm chủng mới của Bộ Y tế nhằm bảo đảm an toàn cho công tác tiêm chủng vắc-xin 5 trong 1. Hy vọng những trục trặc nói trên sẽ sớm được xử lý.
Băn khoăn vì thiếu thông tin
Những ngày qua, Báo Người Lao Động nhận được yêu cầu của nhiều bạn đọc đề nghị tư vấn về những điều còn chưa rõ đối với việc tiêm vắc-xin 5 trong 1. Các câu hỏi tập trung vào những nội dung sau đây: Mức độ an toàn, các phản ứng nếu có sau tiêm, độ tuổi chống chỉ định tiêm, khả năng ảnh hưởng đến tác dụng phòng ngừa vắc-xin 5 trong 1 khi trẻ đã tiêm mũi lẻ trước đó...
PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đã giải thích rõ những thắc mắc này trên nhiều kỳ Báo Người Lao Động. Cụ thể, theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, không có bất kỳ loại vắc-xin nào bảo đảm an toàn 100%. Đối với vắc-xin 5 trong 1 thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng vào tháng 9-2006, đã sử dụng rộng rãi ở 90 nước...
PGS-TS Nguyễn Trần Hiển cũng hướng dẫn không tiêm vắc-xin này cho trẻ dưới 6 tuần tuổi, chống chỉ định cho những trường hợp trẻ có phản ứng nặng đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng nặng đối với vắc-xin phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván hoặc viêm gan B. Trẻ trên 5 tuổi và người lớn sẽ không tiêm; trẻ đang sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính tại thời điểm tiêm cũng hoãn tiêm vắc-xin này.
Giảm nguy cơ tai biến
Các chuyên gia của chương trình tiêm chủng mở rộng đã khẳng định khi tiêm vắc-xin 5 trong 1, các phản ứng sau tiêm sẽ ít hơn so với tiêm từng loại vắc-xin và cũng sẽ giảm được nguy cơ tai biến hơn so với tiêm nhiều mũi đơn lẻ.
Không có phản ứng nặng sau tiêm chủng được ghi nhận, phản ứng thường gặp là tại chỗ tiêm, vài trường hợp (khoảng 10%) có sốt trên 38OC.
Việc chuyển từ mũi tiêm đơn sang mũi tiêm tổng hợp này cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ cũng như tác dụng phòng bệnh của vắc-xin |
Theo NLĐ
(HBĐT) - Tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh hiện có 441.298 con, 3.163,8 ngàn con gia cầm.
Dự thảo Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đang được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Nhiều trẻ sơ sinh thường khóc vào ban đêm, dân gian thường gọi là “khóc dạ đề”. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, hiện tượng khóc về đêm có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự, còn hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột.
Lạm dụng thuốc kháng sinh trong quá trình chăn nuôi, trong thực phẩm công nghiệp... cũng là nguyên nhân rất dễ dẫn đến tình trạng lờn thuốcTừ phát hiện vào năm 1928 của Alexander Fleming, thuốc kháng sinh đã nhanh chóng trở thành nhân tố quyết định trong phác đồ điều trị bệnh bội nhiễm.
Một nghiên cứu quốc tế với hơn 300 bệnh nhân ung thư tuyến giáp tham gia cho thấy việc chụp X-quang lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh đáng kể. Điều này khiến các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu việc chụp X-quang trong nha khoa có thực sự an toàn.
(HBĐT) - Ngày 8/6, nhóm chuyên gia và cán bộ chương trình của văn phòng UNFPA tại Hà Nội đã tiến hành giám sát hỗ trợ hoạt động triển khai Dự án chăm sóc SKSS tại 2 huyện Mai Châu, Tân Lạc.