Những ngày hè nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước đá của người dân tăng cao nhằm giảm bớt cơn khát và đối phó với sự khắc nghiệt của thời tiết.

 

Tuy nhiên, chất lượng nước đá hiện nay chưa được các cơ quan chức năng kiểm soát dẫn tới những nguy cơ nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa.

Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai, đá bẩn chính là mối hiểm họa cho sức khỏe người tiêu dùng trong những ngày hè nóng nực.

Đâu đâu cũng cần đá

Vào mùa nắng nóng, trên các tuyến đường Hà Nội ai ai cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy, xe ba bánh chở đá cây không che đậy lao vun vút trên đường. Tại ngã tư giữa phố Bạch Mai và Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, những tảng nước đá tập kết bán cho khách vẫn được đặt dưới nền đất, phủ vội tấm bạt. Từ các quán giải khát, càphê, bia hơi... đâu đâu cũng cần tới đá.

Các quán trà đá, quán cóc mà đặc biệt là ở xung quanh bến xe sử dụng rất ít đá viên tinh khiết mà đa số dùng đá cây đập vụn cho vào bình bảo quản (theo quy định đá cây chỉ được dùng để ướp thực phẩm). Người bán dùng tay trần bốc đá cho vào cốc, người mua vô tư uống mà không quan tâm đến vệ sinh, miễn làm sao cho thỏa cơn khát.

Công đoạn bày bán nước đá đã thiếu vệ sinh, nhưng quy trình sản xuất đá tại các cơ sở cũng không được đảm bảo.

Ở một cơ sở sản xuất nước đá ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, mặc dù cơ sở này cho rằng, họ luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất đá nhưng qua theo dõi quy trình sản xuất mới nhận thấy quy trình này bị vi phạm khá nhiều như lao động trong cơ sở không mặc đồng phục theo quy định; nhiều người còn mặc quần đùi trong xưởng sản xuất. Và trong khâu sản xuất cuối cùng, công nhân để nguyên tay trần đóng gói.

Theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sản xuất đá tinh khiết phải theo quy trình như nguồn nước lấy từ độ sâu 90m, xử lý qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược và diệt vi khuẩn bằng tia cực tím. Các bộ phận khuôn đá, dao cắt đá, bồn đập nước đá, cối lạnh và gàu tải đá của hệ thống máy sản xuất đá viên tinh khiết đều bằng inox, không bị gỉ sét theo thời gian.

Chu trình sản xuất nước đá khép kín hoàn toàn tự động, không có sự tiếp xúc trực tiếp với bàn tay con người, do đó nước đá viên tinh khiết hoàn toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với các tiêu chí trên, không phải cơ sở sản xuất nước đá viên tinh khiết nào cũng đáp ứng đầy đủ, nhất là các cơ sở nhỏ lẻ, đầu tư thấp...

Nhiều cơ sở sản xuất nước đá không đủ điều kiện vệ sinh

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 200 cơ sở sản xuất nước đá, nhưng trong đó chỉ có khoảng 30 cơ sở sản xuất nước đá như Công ty Thủy Tạ, Công ty nước đá Hà Nội... được cấp giấy chứng nhận đủ các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chính con số trên đã phản ánh thực trạng vì sao nước đá “bẩn” vẫn tung hoành trên địa bàn Thủ đô, từ thành thị tới nông thôn.

Cũng theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, các loại đá cây to chỉ được sử dụng vào việc bảo quản thực phẩm, nhưng trên thực tế, loại đá này vẫn được các hàng nước sử dụng hằng ngày bởi chúng có giá thành rẻ, khi hết đá có thể dễ dàng mua tại các chợ, hoặc gọi điện cho người mang đến.

Bên cạnh đó, các cơ sở làm nước đá chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, hầu như không qua quá trình xử lý, lọc hay lắng cặn mà cứ thế đổ thẳng vào khuôn, làm lạnh rồi đem đi giao hàng; người lao động tham gia sản xuất hầu như không bao giờ được khám sức khỏe thường xuyên và không có thiết bị bảo hộ lao động...

Đặc biệt, theo lời khuyên của bác sĩ, nếu sử dụng nguồn nước đá bẩn, không rõ nguồn gốc, khả năng nhiễm khuẩn rất cao. Nó không những nhiễm khuẩn mà còn nhiễm những hóa chất độc hại có trong nước đá, là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh mùa hè.

Trong nước đá có thể gặp rất nhiều nguồn từ vi khuẩn, lỵ độc tính, các loại ký sinh vật. Chưa kể là những nguồn nước không sạch có thể gây vi khuẩn và dịch bệnh hàng loạt như dịch tả và một số loại tạp khuẩn khác nữa.

Bên cạnh đó, nếu nước chưa được khử độc, có thể có cả những kim loại nặng ở trong đó, rồi hóa chất dùng để thanh lọc nước nếu ở liều lượng quá cao cũng sẽ ảnh hưởng tới những chức năng thanh lọc của cơ thể gây rất nhiều biến chứng như áp xe gan, viêm đại tràng mãn tính, ảnh hưởng tới chức năng thận, gan gây kích ứng dạ dầy...

Theo Sở Y tế Hà Nội , không phải những cơ sở được cấp giấy chứng nhận là đã tuyệt đối an toàn, vẫn có những cơ sở qua kiểm tra phát hiện vi phạm như công nhân không mặc đồng phục, không đeo găng tay khi sản xuất; nhà xưởng, chu trình sản xuất vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chí theo quy định...

Ngành y tế thường xuyên kiểm tra những cơ sở này, nếu quá trình sản xuất mà vi phạm, vẫn bị xử lý theo quy định. Sở Y tế Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất bia, nước giải khát, nước đá... và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm./.

                                                                   

                                                                               Theo TTXVN

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục