Đưa cô con gái 5 tháng tuổi đi tiêm nốt một mũi văcxin phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván, nhưng đến nơi chị Hiền (Thanh Xuân, Hà Nội) lại ngần ngại không muốn tiêm cho con. Lý do là bé sẽ được tiêm một văcxin hoàn toàn mới 5 trong 1.
Chị Hiền muốn tiêm nốt cho con văcxin cũ 3 trong 1 cho an toàn nhưng trạm y tế phường giờ không tiêm loại văcxin này. Vì thế, nên hoặc là chị cho con tiêm loại văcxin mới hoặc là đưa con về.
"Đây là loại văcxin mới lần đầu tiêm cho trẻ, phòng được những 5 bệnh một lúc. Nghe tư vấn thấy cũng muốn tiêm cho con nhưng vẫn sợ, con mình đang tiêm quen loại cũ, giờ tự nhiên lại tiêm văcxin mới toanh nhỡ có vấn đề gì thì sao", chị Hiền lo lắng nói.
Tại TP HCM nhiều phụ huynh cũng tỏ ra hoang mang khi cho con tiêm văc xin mới 5 trong 1, của một hãng khác.
Chị Nguyễn Thị Hảo ngụ tại phường 5 quận 8 cho biết, con chị đã được tiêm một mũi văcxin viêm gan B, theo chỉ định còn phải tiêm 2 mũi nữa là đủ, nay loại văcxin mới cùng lúc phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván -viêm gan B và Hib khiến chị ngần ngại bởi nếu tiêm đủ 3 liều của loại văcxin mới thì con chị phải có tất cả 4 liều văcxin viêm gan B.
Cùng đưa con đến trạm y tế để tiêm phòng, chị Hoa ngụ tại phường 14 quận 5 và nhiều phụ huynh khác cũng tỏ ra hoang mang không biết có nên tiêm loại văcxin tổng hợp 5 trong 1 không, bởi hầu hết trước đó các bé đều đã được tiêm từ 1 đến 2 mũi văcxin ngừa viêm gan B, hoặc văcxin loại "3 trong 1" cũ gồm bạch hầu - ho gà - uốn ván.
Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, văcxin 5 trong 1 hay văcxin phối hợp DPT - VGB - Hib phòng được 5 bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib. Hiệu quả bảo vệ của nó cũng tương tự như tiêm từng mũi, nhưng thay vì phải tiêm 3 mũi phòng 5 bệnh thì trẻ chỉ cần tiêm 1 mũi.
"Phụ huynh cũng không cần quá lo lắng khi cho con tiêm vì các nghiên cứu đều cho thấy các phản ứng phụ sau tiêm chủng văcxin mới này ít hơn so với tiêm từng loại. Không có trường hợp phản ứng nặng sau tiêm được ghi nhận. Phản ứng thường gặp là phản ứng tại chỗ tiêm, khoảng 10% có sốt hơn 38 độ C", Tiến sĩ Hiển cho biết.
Cũng theo ông, với những trẻ dưới một tuổi đã tiêm 1 hoặc 2 mũi văcxin "3 trong 1" thì sẽ được tiêm kế tiếp văcxin mới cho đủ 3 mũi.
Trên thế giới, loại văcxin phối hợp này được sử dụng từ năm 2006. Theo đó, đến nay hơn 73 triệu liều đã được cung cấp và sử dụng ở 34 quốc gia.
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cũng cho hay, phụ huynh nên yên tâm bởi văcxin mới không làm xáo trộn việc tiêm chủng và cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của các bé.
"Những bé đang tiêm dang dở văcxin cũ có thể tiếp tục tiêm các loại văcxin này để khỏi phải tính toán phức tạp. Miễn sao là mỗi loại phải tiêm đủ 3 lần", bác sĩ Thọ nói.
Trẻ đã tiêm một mũi văcxin ngừa viêm gan B (lúc mới sinh), vẫn có thể dùng loại văcxin 5 trong 1 mới. "Trong trường hợp này, nếu tính ra các bé phải chịu đến 4 liều văcxin viêm gan B nhưng vẫn không hại", bác sĩ Thọ cho biết.
Cũng theo bác sĩ Thọ, việc các bé đang tiêm văcxin của hãng này, nay chuyển sang mũi tiếp theo của hãng khác không ảnh hưởng đến tác dụng phòng bệnh.
Trong trường hợp trẻ đến kỳ tiêm mà cơ sở y tế thiếu văcxin dẫn đến mũi tiêm thứ 2 hay thứ 3 bị chậm vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng vẫn không giảm tác dụng phòng bệnh.
Theo VnExpress
Ngày 30-6, Trung tâm y tế huyện Cư Giút (tỉnh Đác Nông) cho biết: Trong gần một tháng qua, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh trên địa bàn huyện, đặc biệt là tại thị trấn Ea T’ling và các xã Nam Dong, Tâm Thắng, Đác D’rông…
Lo 20 chỗ ở miễn phí cho các thí sinh ở xa về Hà Nội bị ế như năm ngoái, từ đầu tháng 6, bác Trần Duyên Hải (Khâm Thiên, Hà Nội) đã phải nhờ báo đài và đội thanh niên tình nguyện giới thiệu kèm cả số điện thoại của mình.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2010, hệ thống y tế trong toàn tỉnh đã khám, chữa bệnh cho 320.060 lượt người. Trong đó, số bệnh nhân điều trị nội trú là 45.478 lượt người; số bệnh nhân điều trị ngoại trú là 12.121 lượt người; số ngày điều trị nội trú là 305.592 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh đạt 51,05%.
Để có thể khắc phục tình trạng nóng trong người vào mùa hè, người xưa đã sớm biết sử dụng các chất có tính thanh nhiệt mà lại thanh đạm (dễ tiêu hóa).
Trong những năm gần đây, trên thị trường nước ta dần dần xuất hiện rất nhiều sản phẩm có tên gọi là "thực phẩm chức năng". Nhiều loại được quảng cáo hết sức rầm rộ với một hệ thống phân phối đa cấp có mặt suốt cả ba miền
Sáng thức dậy, chị Hà (Đà Nẵng) thấy trên tay có 5-6 vết đốt lớn nhỏ, 4 giờ sau chỗ đó ngứa, đau, sưng to. Tìm trong màn không có muỗi nhưng chị thấy một con gì đó đen, to mà sau này chị mới biết nó là bọ xít hút máu người.