Khi đo huyết áp cẳng tay phải kê lên bàn, ngang tầm tim

Khi đo huyết áp cẳng tay phải kê lên bàn, ngang tầm tim

Phát hiện tăng huyết áp, theo dõi trị số huyết áp thường xuyên là việc cần thiết và hữu ích. Việc đo huyết áp tại nhà không quá phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị quá đắt tiền, cách sử dụng dụng cụ cũng như cách thức đo dễ dàng, đơn giản.

 
Với người bị tăng huyết áp, theo dõi huyết áp thường xuyên kết hợp với kiểm tra sức khỏe, điều trị theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống phù hợp là những phương pháp giúp ổn định huyết áp.
 
Chọn dụng cụ đo
 
Có ba loại máy đo huyết áp là máy đo huyết áp thủy ngân (chính xác nhất và độ tin cậy cao nhưng cồng kềnh), máy đo huyết áp đồng hồ (tiện dụng, chính xác, cần chỉnh theo máy đo huyết áp thủy ngân mỗi sáu tháng), máy đo huyết áp điện tử (tiện dụng, dễ đo nhưng ít chính xác hơn hai loại kia, mỗi sáu tháng cần kiểm tra lại độ chính xác).
 
Tuy nhiên, nên chọn loại đã được kiểm định chất lượng để có độ chính xác cao, nên sử dụng loại băng quấn cánh tay, không nên sử dụng loại đo ở cổ tay, ngón tay vì không chính xác.
 
Máy đo huyết áp thích hợp là máy có chiều dài túi hơi ít nhất bằng 80% chu vi vòng cánh tay (hoặc vòng đùi), chiều rộng túi hơi ít nhất bằng 40% chu vi vòng cánh tay (hoặc vòng đùi).
 
Chọn máy có túi hơi lớn hơn chuẩn sẽ làm huyết áp thấp hơn bình thường và ngược lại. Nếu không có máy thích hợp thì nên chọn loại có túi hơi lớn hơn chuẩn một chút, không nên chọn loại nhỏ hơn chuẩn.
 
Cách đo huyết áp tại nhà
 
Có nhiều yếu tố khiến đo huyết áp thiếu chính xác như túi hơi có kích thước nhỏ hoặc lớn hơn chuẩn, máy đo không đúng, tư thế người được đo sai, do các yếu tố ảnh hưởng huyết áp (nhiệt độ, hút thuốc, uống rượu, uống cà phê, trạng thái tinh thần và thể lực, thời điểm trong ngày...) nên cần đo vào các thời điểm khác nhau và đúng cách. Không nên đo huyết áp quá nhiều lần trong một ngày vì có thể không chính xác.
Trước khi đo, người được đo lưu ý:
 
- Không uống cà phê một giờ trước khi đo. Không hút thuốc lá 15 phút trước khi đo. Không sử dụng thuốc cường giao cảm (chẳng hạn Phenylephrine để chữa xuất tiết niêm mạc mũi hoặc thuốc nhỏ mắt để giãn đồng tử) trước đó.
 
- Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.
 
- Không đo huyết áp sau khi ăn hoặc mới ngủ dậy.
 
Cách đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử:
 
- Ngồi tư thế thật thoải mái trên ghế tựa lưng, cẳng tay kê lên bàn ngang tầm tim. Nếu để cao quá, huyết áp sẽ thấp và ngược lại. Với tư thế nằm, tay cũng để ngang tim. Trong thời gian đo tay thả lỏng hoàn toàn, không được gồng hay nâng lên hạ xuống.
 
- Quấn túi hơi bao trọn chu vi cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay người được đo. Túi hơi phải tiếp xúc với cánh tay, tránh để túi hơi bao luôn tay áo.
 
- Tiến hành đo theo hướng dẫn sử dụng máy. Ngoài trị số huyết áp, một số máy còn cung cấp thêm thông số nhịp tim.
 
- Khi đo huyết áp bị báo lỗi hoặc nghi ngờ không chính xác thì không đo lại ngay mà đo lại sau 5 phút nghỉ ngơi.
 
Đo huyết áp tại nhà có lợi cho người tăng huyết áp
 
Có một hiện tượng được nêu trong y khoa là tăng huyết áp “áo choàng trắng”, đó là hiện tượng huyết áp đo trên bệnh nhân tới khám bệnh tại bệnh viện thường cao hơn khi đo ở nơi khác, chẳng hạn ở nhà.
 
Điều này được lý giải là do bệnh nhân cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi gặp bác sĩ, những người mặc “áo choàng trắng”. Một số nghiên cứu cho biết hiện tượng này chiếm khoảng 26% những người tới phòng khám, trong đó nam giới chiếm 31,25%, nữ giới chiếm 68,75%. Đo huyết áp tại nhà giúp người bệnh chủ động hơn trong việc kiểm tra huyết áp cũng như tránh hiện tượng tăng huyết áp “áo choàng trắng”.
 
Với những người đang điều trị tăng huyết áp, rõ ràng việc đo huyết áp thường xuyên giúp theo dõi để đánh giá hiệu quả điều trị, thông báo cho bác sĩ chỉnh liều thuốc nếu chưa kiểm soát tốt huyết áp, phát hiện những cơn tăng huyết áp để can thiệp kịp thời.
 
Huyết áp thay đổi theo thời điểm trong ngày. Huyết áp thường thấp hơn mức bình thường vào ban đêm, khi ngủ. Huyết áp sẽ tăng lên trong ngày, khi mới thức dậy, khi sinh hoạt, đi lại, thường cao nhất vào buổi trưa. Đến chiều tối huyết áp lại hạ xuống.
 
Nếu có bất thường trong chu kỳ này, chẳng hạn huyết áp cao vào buổi sáng, có thể bạn đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe, chẳng hạn như kiểm soát huyết áp không tốt, thiếu ngủ...
 
Một số yếu tố nguy cơ gây bất thường trong chu kỳ huyết áp như: làm việc khuya, uống cà phê, hút thuốc, nhiều căng thẳng, điều trị thuốc hạ huyết áp không kéo dài 24 giờ... Đo huyết áp vào các thời điểm khác nhau trong ngày, bạn có bức tranh về chu kỳ huyết áp để phát hiện và xử trí khi có bất thường.
 
 
                                                                                         Theo NLĐ

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục