Trứng rán với tỏi là món ăn quen thuộc của nhiều người

Trứng rán với tỏi là món ăn quen thuộc của nhiều người

Sau khi tung hoành ngoài bắc, tài liệu cảnh báo về một loạt thức ăn có thể làm chết người, hoặc gây bệnh nặng nếu ăn cùng nhau đã vào tới trong Nam.

 
Mạo danh bệnh viện

 

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Phạm Công Thành, trưởng bộ môn Công nghệ thực phẩm và công nghệ sau thu hoạch thuộc viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: thời gian qua có nhiều thông tin về thức ăn kỵ nhau.

 

Nguồn gốc của những “bài ghi nhớ” này không biết từ đâu, tuy nhiên, nếu nói thức ăn gây nhiệt hay hàn thì có thể, chứ chuyện kỵ nhau thật khó tin. Nếu cơ thể một người vốn nóng thì nên ăn thức ăn hàn để dung hoà và ngược lại. Nhưng cơ thể nóng mà ăn nóng quá cũng chỉ không tốt cho sức khoẻ chứ không thể gây ung thư, thậm chí làm tử vong! Có chăng thức ăn mất vệ sinh ăn vào gây đau bụng mà thôi.

 

Trên thực tế, trong mâm cơm, bàn tiệc của chúng ta vẫn có rất nhiều món mà bảng liệt kê nói kỵ nhau nhưng ăn vào có sao đâu. Chẳng hạn trứng vịt lộn ăn với tỏi ngâm là món thông dụng của nhiều người. Hay ăn thịt ngỗng xong tráng miệng bằng quả lê là chuyện bình thường.

 

Do vậy, PGS.TS Thành khẳng định: “Không có cơ sở khoa học nào khẳng định có những loại thức ăn kỵ nhau. Viện của chúng tôi chưa bao giờ làm các thí nghiệm về sự kỵ nhau của các món ăn vì đây là việc làm vô bổ. Nếu ai bảo thức ăn nào kỵ thức ăn nào thì mang đến đây tôi ăn cho xem!”.

 

Tài liệu về món ăn kỵ nhau được không ít bà nội trợ chuyền tay nhau, phôtô và có bà còn dán lên tủ bếp như là kim chỉ nam cho công việc bếp núc của mình! Để “lấy lòng” các bà nội trợ, các tài liệu về món ăn kỵ nhau còn ghi rõ xuất xứ là trung tâm Chống độc (bệnh viện Bạch Mai) và viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.

 

Tuy nhiên, ông Trần Như Dương, viện phó viện Vệ sinh dịch tễ trung ương khẳng định: “Đó hoàn toàn là tài liệu giả mạo. Chúng tôi đã từng nhận được thông tin này và đã có văn bản báo cáo bộ Y tế”.

 

Chưa có bằng chứng khoa học

 

Cũng như khẳng định của PGS.TS Phạm Công Thành, BS Đinh Thị Kim Liên, trưởng khoa dinh dưỡng (bệnh viện Bạch Mai) bày tỏ quan điểm: đứng về khía cạnh dinh dưỡng thì món ăn càng đa dạng về chất càng tốt cho sức khoẻ. Mỗi vùng miền có những món ăn khác nhau, việc kết hợp thức ăn rất tốt. Có những món ăn cùng nhau dễ gây đầy hơi, khó tiêu, giảm chất dinh dưỡng, nhưng không hề gây ung thư, tiêu chảy, thậm chí tử vong như trong các tài liệu vừa nêu. BS Liên khẳng định: “Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh các món ăn kỵ nhau. Chúng tôi chưa từng đưa ra khuyến cáo nào về những món ăn kỵ nhau”.

 

Trên thực tế, cả PGS. TS Thành và BS Liên đều cho biết, chưa hề nghe về tình trạng ngộ độc hay tử vong do ăn thức ăn kỵ nhau, có chăng là ngộ độc do thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Còn nếu thực tế có những vụ ngộ độc, chết người hàng loạt do phối hợp thức ăn, cơ quan chức năng sẽ phải nghiên cứu khoa học và có những khuyến cáo trong việc sử dụng thực phẩm. Thực tế đây chỉ là những thông tin chưa được kiểm chứng.

 

Các chuyên gia có chung lời khuyên: điều quan trọng nhất trong bữa ăn là nên chọn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ăn chín uống sôi, đầy đủ chất dinh dưỡng.

 

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục