Năm nay nắng nóng và hạn hán kéo dài, đồng ruộng nứt nẻ, núi đồi khô cháy, người dân nhiều vùng quê miền Trung đang ồ ạt tha hương, tìm đường cứu… đói.

 

Mã Thành là xã miền núi của huyện Yên Thành (Nghệ An), từ xưa vẫn nổi tiếng là vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Mấy năm trước, người dân nghèo nơi đây điêu đứng vì loài sinh vật lạ mọc trên đồng ruộng, lấn át cây lúa rồi đến đại dịch vàng lùn xoắn lá. Chưa kịp vực dậy sau những đợt dịch liên tục thì năm nay, người dân nơi đây lại phải chống chọi với hạn hán, nắng nóng khốc liệt nhất từ trước tới nay. Hàng trăm ha ruộng nứt nẻ, không thể canh tác; hầu hết các khe suối, hồ đập đều cạn khô đáy, các giếng khơi trong làng cũng lần lượt hết nước.

Xóm làng đìu hiu ở xã Thanh Lâm, Thanh Chương, Nghệ An. Thanh niên trai tráng đã ra đi phần lớn vì ở nhà không làm ăn được. Ảnh: Trường Long.

Trước viễn cảnh mùa màng thất bát, đói ăn vì thiên tai, sâu bệnh, dân làng đã rủ nhau tha hương kiếm sống. Hầu hết thanh niên trai tráng, những lao động chính trong các gia đình, đều tìm cách vào Nam hay ra Hà Nội để tìm việc làm.

Ông Trần Đình Luân, xóm trưởng xóm Lũy trầm giọng kể: “Xóm tui là một trong những xóm mất mùa đau nhất. Bà con ở đây đều trông chờ vô hạt lúa nhưng lúc thì sâu bệnh, khi lại cỏ dại, giờ lại hạn hán, thiếu nước nên dân làng bỏ đi làm thuê, làm mướn khắp nơi. Xóm có 127 hộ thì hầu như hộ nào cũng có người bỏ làng đi làm thuê, có nhà đi cả hai vợ chồng”.

Anh Nguyên xóm Hòn Nen thở dài: Cũng không ai muốn rời làng kiếm sống nhưng đi làm thuê còn kiếm được ngày vài ba chục ngàn gấp mấy lần làm ruộng. Nếu không đi, cứ tiếp tục sống ở nhà với trung bình mỗi gia đình ba đến bốn đứa con đang tuổi ăn, tuổi học, thì khốn!.

Ông Phan Minh Trọng, Chủ tịch UBND xã Mã Thành cho biết, toàn xã có 1460 hộ, 7054 nhân khẩu, người xa quê đi kiếm sống hầu như năm nào cũng có, nhưng năm nay do mất mùa, hạn hán, toàn xã có 375 ha thì mất mùa đến 90% nên người dân đi làm ăn xa tăng đột biến - gần một nghìn người.

Thanh niên, người lớn ồ ạt rời quê, để lại xóm làng toàn là người già yếu, trẻ em khiến cho làng xóm ngày càng vắng bóng, ruộng đồng, vườn tược bỏ hoang. Chợ phiên của xã ngày trước luôn đông đúc, kẻ mua người bán tấp nập nhưng nay rất ít. Không khí buồn tẻ bao trùm cả vùng quê nghèo.

Những đứa trẻ nheo nhóc vì vắng cha mẹ ở xóm Hòn Nen, xã Mã Thành, Yên Thành, Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Tha hương để kiếm tiền, vượt qua cái đói, để lại con cái, ruộng vườn, nhà cửa cho người khác trông hộ, rất nhiều em bé ở miền Trung phải sống trong cảnh xa hơi ấm bố mẹ, nheo nhóc cùng ông bà.

Năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng ông Nguyễn Biểu ở xã Thanh Tùng (huyện Thanh Chương, Nghệ An) vẫn phải chăm bẵm đứa cháu nội mới hơn 1 tuổi. Mấy tháng sau khi cháu sinh, bố mẹ chúng cùng nhau vào Nam kiếm sống, để lại con cho ông bà chăm sóc. “Ở đây, rất nhiều bậc ông bà phải chấp nhận cảnh như vậy để bố mẹ chúng đi làm ăn. Xa bố mẹ, những đứa trẻ này thiếu thốn đủ bề. Nhiều lúc, đang đêm, cháu nó tỉnh dậy khóc gọi mẹ, ông bà thương cháu quá, cùng nhau ôm cháu mà khóc”, ông Biểu thở dài ngao ngán.

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành lao động thương binh xã hội huyện Diễn Châu (Nghệ An), ở huyện có trên 20.000 lao động đi làm công nhân các tỉnh phía Nam, hoặc làm ăn xa nhà. Theo đó, có trên 3000 trẻ em phải sống xa bố, mẹ, trong đó có khoảng 2000 trẻ sống xa cả bố và mẹ. Hiện tượng này còn xảy ra rất nhiều ở các huyện khó khăn như Vũ Quang, Hương Khê, Can Lộc,… của tỉnh Hà Tĩnh.

Một cánh ruộng khô cháy ở xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ảnh: Trường Long.

Một giáo viên tiểu học ở huyện Diễn Châu cho biết, hầu hết Phần đa học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa lực học và hạnh kiểm giảm sút so với trước khi bố mẹ chưa đi. Cha mẹ đi làm ăn xa tạo nên một khoảng trống lớn trong ngôi nhà, trong các em. Nhận thức, suy nghĩ, hành động của con trẻ, tất nhiên còn nhiều bồng bột, non nớt, dễ dẫn đến sai lầm, dễ bị cái xấu cám dỗ. Nhà trường chỉ dạy dỗ một phần, chứ không thể gánh vác thêm vài trò làm cha làm mẹ cho học sinh.

Miền Trung vẫn đang phải đối mặt với hạn hán gay gắt, sau hạn hán sẽ là mưa lũ rồi đói rét. Những ông bố, bà mẹ, những thanh niên trai tráng miền Trung vẫn tiếp tục bỏ làng ra đi. Phía sau những lần ra đi ấy là sự trống vắng, hoang vu của xóm làng và những em bé đang dật dờ lầm lũi bên ông bà người thân vì thiếu vắng cha mẹ.

 

                                                                           Theo VnExpress

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục