Bệnh tiêu chảy cấp lại xuất hiện ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong đó nhiều trường hợp được xác định dương tính với phẩy khuẩn tả

 

Với số lượng bệnh tăng nhanh trong khoảng một tuần trở lại đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã phải huy động khu cách ly để điều trị những bệnh nhân này.

Bệnh nhân tiêu chảy cấp điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

 

Nhiều người Hà Nội nhiễm khuẩn tả           

 
Bệnh nhân N.B.T, 23 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, là một trong những trường hợp được xác định dương tính với phẩy khuẩn tả sau khi nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Theo lời kể của người thân bệnh nhân này, ngày 28-6, anh T. ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống mua ở chợ gần nhà, ngay hôm đó, anh T. bị đau bụng đi ngoài. “Cứ nghĩ đơn giản chỉ là đau bụng nên gia đình tự điều trị tại nhà nhưng không ngờ, càng ngày bệnh càng nặng, đến lúc đưa vào viện, bệnh nhân đã bị lả vì mất nước, người xanh xao, đau bụng, đi ngoài liên tục, đi lại không vững...”- người nhà bệnh nhân này kể lại. Sau gần 2 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh táo hơn. 
 
Theo TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ ngày 28-6 đến nay, hầu như ngày nào bệnh viện này cũng tiếp nhận các ca tiêu chảy nặng vào điều trị. Đã có hơn 30 ca tiêu chảy cấp nhập viện, trong đó phát hiện 17 bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả cư trú ở Hà Nội, chỉ có một trường hợp ở Bắc Ninh. Trong đó, có 2 bệnh nhân do bị tiêu chảy quá nhiều và nhập viện muộn đã dẫn đến suy thận, phải truyền nước, bù điện giải liên tục mới hồi phục. Với số bệnh nhân tăng nhanh, bệnh viện này buộc phải huy động khu cách ly để điều trị bệnh tiêu chảy.
 
Đáng quan tâm là nếu như những năm trước, các nhà dịch tễ nhanh chóng xác định được thủ phạm chính gây ra các đợt dịch tiêu chảy cấp là do thịt chó, mắm tôm, rau sống thì qua điều tra dịch tễ ban đầu, với các bệnh nhân hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nguồn gây bệnh hiện đã mở rộng rất nhiều. Có những trường hợp bị bệnh từ nguồn thức ăn mua sẵn ngoài chợ, có người do ăn bún, uống nước đá, một số không rõ yếu tố gây bệnh nhưng gặp nhiều nhất vẫn là những trường bệnh nhân bị tiêu chảy cấp do ăn rau sống kèm ăn thịt chó, mắm tôm.
 
75% người mắc tả không biểu hiện bệnh
 
TS Kính nhận định gần đây, nguyên nhân gây bệnh đã đa dạng hơn, đồng nghĩa với nguy cơ mắc bệnh lớn hơn, khó phòng hơn song điểm chung giữa tất cả những trường hợp bị tiêu chảy cấp vẫn là do sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, đáng quan tâm là ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện. TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết gần đây, có đến khoảng 75% người nhiễm phẩy khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Trong số những người có triệu chứng tả, 80% ở thể nhẹ và vừa, chỉ có 20% có biểu hiện mất nước nặng. Vì thế, rất khó phát hiện và quản lý được người lành mang trùng gây bệnh.
 
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình cảnh báo do vi khuẩn gây bệnh lan truyền chủ yếu theo đường ăn, uống cho nên ăn, uống phải hết sức thận trọng. Vì vậy, điều quan trọng hàng đầu để phòng bệnh tiêu chảy cấp là nên “ăn chín, uống sôi”. Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, không uống nước lã.
 

Tiềm ẩn nguy cơ bùng phát

 
TS Trần Như Dương đánh giá: vi khuẩn tả có thể tồn tại trong nước; sống bám vào các loài nhuyễn thể, giáp xác, động thực vật phù du (rong, tảo, ngao, sò, ốc...); thực phẩm và nước có nhiễm khuẩn tả, tồn tại ở người lành mang trùng... nên nhiều khả năng bệnh tả có thể xảy ra tại một số địa phương trong thời gian tới với quy mô nhỏ hoặc vừa. Tuy nhiên, bệnh tả vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát lớn nếu các địa phương không duy trì thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, phòng bệnh chủ động cũng như triển khai đáp ứng xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ dân số xã Thái Thịnh tuyên truyền các biện pháp tránh thai hiện đại cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
Trứng rán với tỏi là món ăn quen thuộc của nhiều người

Bác bỏ thông tin bọ xít hút máu gây hại sức khỏe

Chiều 1-7, các cơ quan chức năng một lần nữa khẳng định: Không có chuyện loại bọ xít hút máu người và truyền dịch làm hủy hoại cơ chế miễn dịch của cơ thể con người, dẫn đến hậu quả nguy hại như tin đồn.

Bố nướng mực, con cháy mặt

Qua khảo sát 5.268 lượt mặt hàn của Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam trong tháng 6/2010 cho thấy, thuốc sản xuất trong nước có 23 loại tăng giá, thuốc nhập khẩu có 17 loại tăng giá.

Phụ huynh hoang mang với văcxin '5 trong 1' mới

Đưa cô con gái 5 tháng tuổi đi tiêm nốt một mũi văcxin phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván, nhưng đến nơi chị Hiền (Thanh Xuân, Hà Nội) lại ngần ngại không muốn tiêm cho con. Lý do là bé sẽ được tiêm một văcxin hoàn toàn mới 5 trong 1.

Hội Phụ nữ huyện Lương Sơn: Đa dạng các hoạt động truyền thông chăm sóc SKSS

(HBĐT) - Thực hiện chương trình phối hợp truyền thông chăm sóc SKSS của Hội LHPN tỉnh, Hội Phụ nữ huyện Lương Sơn đã tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các hoạt động xây dựng mô hình các CLB phòng chống HIV/AIDS, CLB gia đình hạnh phúc và thành lập các nhóm truyền thông Dân số - SKSS lồng ghép tín dụng tiết kiệm (DS/SKSS/TDTK).

Vận động tạo môi trường ủng hộ chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng

(HBĐT) - Ngày 30/6, UBND huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, BQL dự án y tế và tổ chức Childfund tại hòa bình đã tổ chức Hội thảo vận động tạo môi trường ủng hộ chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng.

Những lưu ý khi đo huyết áp tại nhà

Phát hiện tăng huyết áp, theo dõi trị số huyết áp thường xuyên là việc cần thiết và hữu ích. Việc đo huyết áp tại nhà không quá phức tạp, không đòi hỏi trang thiết bị quá đắt tiền, cách sử dụng dụng cụ cũng như cách thức đo dễ dàng, đơn giản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục