Báo SK&ĐS số 104 ra ngày 1/7/2010 đã đăng bài viết Bọ xít hút máu người - Nguy hiểm đến đâu? trong đó khẳng định loại bọ xít mà các nhà khoa học Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã phát hiện là loại bọ xít không gây truyền bệnh cho người bị hút máu.

Tuy nhiên, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng vẫn tiếp tục đăng tải nhiều bài viết, cho rằng loại bọ xít này truyền bệnh nguy hiểm và nặng hơn có thể gây tử vong. Để làm rõ hơn vấn đề này,  phóng viên (PV) báo SK&ĐS đã phỏng vấn TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

PV: Trên một số phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua đã đề cập đến loại bọ xít hút máu người, truyền bệnh Chagas. Xin ông cho biết bệnh Chagas là loại bệnh gì và ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

 TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Bệnh Chagas (còn gọi là bệnh ngủ) là bệnh do ký sinh trùng đơn bào Trypanosoma cruzi gây nên. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 10 triệu người trên thế giới mắc bệnh này. Bệnh Chagas chủ yếu do giống bọ xít Triatoma hút máu và truyền bệnh. Bệnh được lây truyền từ động vật gặm nhấm, động vật ăn thịt sang người. Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua các vết đốt hoặc vết xước do ngứa gãi tại chỗ do bọ xít đốt. Bệnh Chagas có 2 giai đoạn là cấp tính và mạn tính. Đối với giai đoạn cấp tính, bệnh Chagas có thời gian ủ bệnh từ 1-2 tuần từ khi bị bọ xít đốt và kéo dài khoảng 2 tháng. Khi bị bọ xít đốt, ký sinh trùng sẽ xâm nhập qua da, tại chỗ bị ký sinh trùng xâm nhập sẽ xuất hiện cục cứng đỏ sẫm và hồng ban kèm theo sưng đau. Nếu ký sinh trùng xâm nhập qua niêm mạc mắt, có dấu hiệu Romana (một dấu hiệu kinh điển của bệnh Chagas cấp), người bệnh sẽ bị phù nề một bên mí mắt và quanh hốc mắt, dấu hiệu này có thể tồn tại khoảng 2 tháng. Người bị ký sinh trùng xâm nhập sẽ thấy mệt mỏi, buồn ngủ và sốt cao. Đối với giai đoạn mạn tính, bệnh có thể kéo dài nhiều năm. Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở tim, não, thực quản và phổi. Theo đó, thực quản thường bị giãn to, đau; bệnh nhân cảm thấy đau ngực, khó nuốt và nôn. Hay gặp khó thở khi hít vào, đặc biệt là trong khi ngủ.

Tăng cường giám sát,
ngăn chặn bọ xít hút máu người

Ngày 1/7/2010, Viện SR-KST-CT TW đã có công văn số 649/VSR-CT gửi Bộ Y tế về loại bọ xít hút máu người. Theo đó, TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện SR-KST-CT TW khẳng định, thông tin có giống bọ xít đốt hút máu người là có thật nhưng đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện giống bọ xít này ở Hà Nội. Hiện nay, Viện SR-KST-CT TW đã có công văn gửi các Trung tâm phòng chống SR -KST-CT và Trung tâm YTDP các tỉnh, các bệnh viện Trung ương và địa phương tăng cường giám sát phát hiện người bị bọ xít đốt hút máu, địa điểm có bọ xít đốt hút máu người (nếu có) và thông báo sớm cho Viện nhằm ngăn chặn, khống chế sự gia tăng của loại bọ xít này.                                                               PV

Trên thế giới đã có nhiều trường hợp tử vong do nguyên nhân từ bệnh Chagas vì ở giai đoạn mạn tính bệnh nhân dễ bị loạn nhịp tim và viêm cơ tim. Tuy nhiên, là một người nghiên cứu về côn trùng lâu năm, tôi có thể khẳng định rằng, cho đến nay chưa có tài liệu nào công bố có bệnh Chagas ở Việt Nam và giống bọ xít Triatoma tại Việt Nam lại có khả năng truyền bệnh này.

PV: Xin ông cho biết, loài bọ xít hút máu này đã xuất hiện ở Việt Nam lâu chưa và ngoài loài bọ xít này ra, ở nước ta còn có loại côn trùng nào tương tự có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người?

TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Trên thế giới có khoảng 3.000 loài bọ xít khác nhau, bọ xít hút máu không hút nhựa cây như các loài bọ xít khác mà hút máu động vật, khi vào nhà nếu không có động vật trong nhà bọ xít sẽ tìm người để hút máu. Ở Việt Nam, bọ xít hút máu đã xuất hiện từ rất lâu chứ không phải năm nay mới xuất hiện lần đầu. Hằng năm, ở Hà Nội và một số nơi vẫn có người bị bọ xít hút máu đốt. Ngoài ra, có thể thấy côn trùng gây nguy hại cho sức khỏe con người có rất nhiều loại từ các loài muỗi truyền bệnh sốt rét, viêm não,... đến các loài ve, mò, mạt, bọ chét. Tuy nhiên cho đến nay, chúng tôi chưa thấy có thông tin, tài liệu nào thông báo rằng có các loài bọ xít lây truyền bệnh ở Việt Nam.

PV: Có dư luận cho rằng, các nhà nghiên cứu về côn trùng học Việt Nam chưa thực sự quan tâm về loại bọ xít này cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh Chagas mà loại bọ xít này làm lây truyền. Là một người nghiên cứu về côn trùng lâu năm, ông có thể cho biết quan điểm của mình?

TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Đúng là việc nghiên cứu bọ xít truyền bệnh ở Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ. Trước đây có một số nghiên cứu về bọ xít hút máu nhưng chủ yếu là phục vụ trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các giống bọ xít hút máu người mà Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật thu thập được và định loại cho đến nay được xác định là loài Triatoma rubrofassiata. Điều đáng nói đó là loài Triatoma rubrofassiata không giống với loài bọ xít có thể gây truyền bệnh Chagas ở khu vực châu Mỹ là Triatoma dimidiate (phổ biến ở Trung Mỹ) và loài Triatoma infestans (phổ biến ở Nam Mỹ). Có thể khẳng định rằng loài bọ xít Triatoma rubrofassiata ở Việt Nam chỉ gây khó chịu và phiền toái cho con người trong thời gian ngắn chứ không gây bệnh. Người dân không nên quá hoang mang, lo lắng về loại bọ xít hút máu này. Qua báo SK&ĐS, tôi xin khẳng định, loại bọ xít mà báo chí đang đề cập tới  có tên là Triatoma rubrofassiata, với khí hậu như ở nước ta, không gây bệnh Chagas.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!
 
                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục