Chênh lệch giá thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh nhân không có thẻ BHYT chịu nhiều thiệt thòi.
(HBĐT) - “Hiện nay giá thuốc đấu thầu tại các cơ sở KCB có sự chênh lệch. Nhiều nơi cùng loại thuốc, cùng nhà sản xuất nhưng mức giá chệnh lệch lên đến 45%. Điều này đã vô tình làm thất thoát một số tiền không nhỏ của nhân dân. Việc cần làm ngay đó là thực hiện tốt công tác quản lý, cung ứng, sử dụng, thanh toán chi phí thuốc chữa bệnh và vật tư y tế tiêu hao cho người có thẻ BHYT đảm bảo đạt hiệu quả, công bằng, tiết kiệm…”.
Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo BHYT toàn dân khi nhìn nhận về vấn đề đấu thầu, cung ứng, quản lý giá thuốc trong thời gian vừa qua.
Bất cập giá thuốc tại các cơ sở KCB
Toàn tỉnh có 15 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập. Các cơ sở KCB BHYT trong tỉnh vẫn thực hiện đấu thầu giá thuốc riêng lẻ theo nhu cầu của từng đơn vị. Ngoài ra có 8 cơ sở y tế cơ quan sử dụng kết quả đấu thầu cung ứng thuốc của các cơ sở KCB khác trên địa bàn. ĐIều này đã tạo ra sự chênh lệch về giá đến khó tin của các cơ sở KCB. Nhiều bệnh viện bán thuốc với giá “trên trời” nhưng người dân vẫn phải nghiến răng chịu đựng.
Ông Chu Minh Tộ, Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: “Giá thuốc của các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh mua và thanh toán cho bệnh nhân BHYT là không thống nhất.” Nhìn bảng thống kê giá một số loại thuốc trúng thầu năm 2009 thường được các cơ sở KCB sử dụng do phía BHXH cung cấp, mới thực sự thấy việc đấu thầu, cung ứng và quản lý giá thuốc không chỉ còn là vấn đề bất cập. Ví dụ đơn cử cho tình trạng này là cùng loại thuốc Diamicron 80mg dạng viên nén do Pháp sản xuất, tại TT Nội tiết tỉnh do Công ty TNHH An Trường cung cấp có giá 2.340 đồng/viên song tại BVĐK Lạc Sơn do CTCP dược Yên Thủy cung cấp có giá 2.950 đồng/viên; BVĐK thành phố do Công ty CPTM Sông Đà cung cấp có giá 3.200 đồng/viên; cá biệt tại BVĐK Mai Châu do Công ty CPDP Hòa Bình cung cấp có giá lên đến 3.400 đồng. Tức là mức chênh lệch lớn nhất lên đến 45%. Không chỉ có vậy, nhiều loại thuốc như: Dopegyt 250mg loại viên nén bao phim; Depersolon 30mg/ml cùng do
Bà Nguyễn Thị Kim ở Tổ 12, P. Tân Thịnh, TP Hòa Bình bức xúc: Có phải nằm viện mới thấy nhiều chuyện bất bình. Không kể đâu xa chính là chuyện giá thuốc. Mức giá chênh lệch với thị trường quá lớn. Tôi lại là người dân không tham gia bảo hiểm. Mỗi lần thanh toán tiền viện phí, thuốc men mà xót xa. Giá thuốc chênh lệch thế này thiệt cho dân mình nhiều quá! Không biết đến bao giờ tình trạng này mới chấm dứt. Đây cũng là tâm sự chung của không ít người khi phải nằm điều trị tại một vài bệnh viện trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến của hiện tượng này là do thời gian thực hiện đấu thầu không thống nhất, có đơn vị giữa quý II mới tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc. Việc giá thuốc giữa các bệnh viện chênh lệch với nhau và chênh lệch với giá thị trường không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. BHXH tỉnh đơn vị phải đứng ra chi trả cho các cơ sở KCB cũng gặp phải nhiều khó khăn vì hiện trạng này. Ông Chu Minh Tộ cho biết thêm: “Hàng năm BHXH tỉnh chi trả cho các cơ sở KCB nguồn kinh phí khá lớn. Cụ thể, trong năm 2009 là gần 150 tỷ đồng. Hầu hết các năm chi phí KCB trên địa bàn tỉnh đều vượt quỹ BHYT. BHXH tỉnh phải xin hỗ trợ của BHXH Việt
Tuy nhiên, cho đến nay, BHXH vẫn phải chấp nhận vai trò là kẻ “ngoại đạo” trong việc đấu thầu thuốc của các cơ sở KCB. BHXH không được tham gia thẩm định và giám sát khi tổ chức đấu thầu mà chỉ căn cứ vào kết quả phê duyệt của cấp có thẩm quyền và hóa đơn do cơ sở KCB cung cấp để thanh toán. Giá thanh toán theo kết quả phê duyệt là “bất di bất dịch” dù thời điểm sau đó giá một số loại thuốc trên thị trường có thể thấp hoặc cao hơn giá phê duyệt. Đương nhiên, giá thuốc giảm nhà thầu được lợi, còn khi giá thuốc tăng, nhà thầu lại sẵn sàng không cung cấp thuốc cho cơ sở KCB. Đây là bất cập không mới song cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết giữa cơ sở KCB và nhà thầu.
“Đấu thầu tập trung” - giải pháp tối ưu trong thời điểm hiện nay
Năm 2010, thực hiện Luật BHYT, Sở Y tế phối hợp với BHXH đã triển khai KCB tới 186 xã, phường trên địa bàn. Tuy nhiên, việc cung ứng thuốc, vật tư y tế cho các Trạm y tế tuyến xã, thị trấn như hiện nay chưa đảm bảo được quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Đa số các trạm y tế xã, thị trấn tháng 5/2010 mới được cấp thuốc để tổ chức KCB, trong khi đó thẻ BHYT đăng ký KCB tại tuyến cơ sở có giá trị từ 01/01/2010. Cá biệt có một số BVĐK đến tháng 6 mới có thuốc cấp cho các trạm y tế xã, thị trấn do chậm chễ trong quá trình đấu thầu. Tuy nhiên, giá thuốc cấp lại cao hơn giá bán ra của tủ thuốc quay vòng tại trạm y tế. Thực tế đó đòi hỏi việc xây dựng một cơ chế quản lý giá thuốc và cung ứng thuốc hợp lý, đảm bảo lợi ích của cơ sở KCB, các đơn vị cung ứng thuốc, người bệnh và quỹ BHXH. Việc đấu thầu tập trung được cho là giải pháp tối ưu trong thời điểm hiện nay.
Nói về đề xuất này, ông Chu Minh Tộ cho biết: “Hiện chúng tôi đã có đề xuất quy trình tổ chức đấu thầu tập trung trình Trưởng ban chỉ đạo BHYT toàn dân. Trong đó đề xuất việc Sở Y tế, BHXH phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thí điểm thực hiện đấu thầu, cung ứng thuốc tập trung, đối với một số loại thuốc thông dụng, thường xuyên sử dụng cho bệnh nhân BHYT nhất là tại các Trạm y tế xã, thị trấn trên cơ sở các quy định hiện hành về tổ chức đấu thầu, quản lý, cung ứng, sử dụng thuốc BHYT. Các cơ sở KCB căn cứ vào nhu cầu và đặc thù của đơn vị mình lập dự trù một số loại thuốc do Sở Y tế tổ chức đấu thầu tập trung. Đồng thời tự tổ chức đấu thầu mua các loại thuốc, vật tư y tế đặc thù để sử dụng điều trị cho người bệnh. Sở Y tế và BHXH sẽ thống nhất tỷ lệ % kinh phí thực hiện đấu thầu tập trung và tỷ lệ % để lại đơn vị tự cung ứng trình UBND tỉnh sau khi được phê duyệt đề xuất.”
Đây là giải pháp có nhiều ưu điểm, khắc phục được những bất cập về sự chênh lệch giá thuốc tại các cơ sở KCB do đấu thầu riêng lẻ. Biện pháp này đảm bảo sự thống nhất về thời gian, chủng loại, giá mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao giữa các cơ sở KCB trên địa bàn. Bên cạnh đó, giúp dễ kiểm soát, quản lý về giá, chủng loại thuốc, giảm thời gian thẩm định danh mục thuốc và phê duyệt kết quả đấu thầu so với việc đấu thầu riêng lẻ. Đồng thời, khống chế được tỷ lệ thuốc ngoại và thuốc ngoài danh mục, giảm chi phí do không kiểm soát được giá thuốc.
Ông Chu Minh Tộ khẳng định: “Nếu được phê duyệt, đấu thầu tập trung sẽ giúp cơ quan BHXH giảm được chi phí vượt quỹ BHYT tiến tới cân bằng thu chi, tiến tới có kết dư để thực hiện hỗ trợ nâng cấp các cơ sở y tế nhất là các cơ sở y tế tuyến xã, thị trấn…”
Hải Yến
Khi gan nhiễm mỡ, tùy theo triệu chứng đi kèm để phân ra nhiều thể khác nhau, mỗi thể nên chọn món ăn, thức uống thích hợp để giúp điều trị hiệu quả
Đây là lời khuyên của GĐ Trung tâm phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TT-Huế, BS Nguyễn Võ Hinh trước sự xuất hiện loại bọ xít hút máu người ở Hà Nội, Đà Nẵng, Huế... nghi ngờ truyền bệnh Chaga’s.
Năm nay nắng nóng và hạn hán kéo dài, đồng ruộng nứt nẻ, núi đồi khô cháy, người dân nhiều vùng quê miền Trung đang ồ ạt tha hương, tìm đường cứu… đói.
Ngày 3-7, tại buổi tư vấn về “Phòng ngừa ung thư cổ tử cung (CTC), bảo vệ cho mẹ và con” do Hội Y học dự phòng Việt Nam và Văn phòng đại diện GlaxoSmithKline tại Việt Nam tổ chức, theo GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, mỗi năm tại TPHCM có thêm 50 người mắc bệnh ung thư CTC, trên cả nước cứ 2,4 giờ có 1 phụ nữ chết do ung thư CTC.
Theo thống kê của Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, đã có 36 người bệnh tiêu chảy cấp nhập viện điều trị, trong đó có 18 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả.
Các chuyên gia đang lo ngại về làn sóng bùng nổ dân số lần 2 tại Việt Nam, do số phụ nữ trong độ tuổi sinh để 14-49 tuổi tăng nhanh. Tính đến thời điểm này, cứ 2 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ mới có 1 người ra khỏi độ tuổi này.