Từ 2 bệnh nhân tả được phát hiện trong tháng 4, tháng 5, đến nay, số bệnh nhân tả tại Hà Nội đã tăng lên rất nhanh. Trong 36 bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm phải nhập BV Bệnh nhiệt đới T.Ư điều trị có tới 18 ca dương tính với khuẩn tả.

Vì ăn uống không đảm bảo vệ sinh, rất nhiều người dân Hà Nội đã phải nhập viện điều trị tiêu chảy cấp nguy hiểm (Ảnh: H.Hải)
 
TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết, có 17/18 ca tả là sinh sống tại Hà Nội, tập trung chủ yếu ở các quận Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân… Đây cũng là các địa phương có số bệnh nhân tiêu chảy cấp đông nhất trong vụ dịch năm 2009.
 
Hiện hầu hết các bệnh nhân đều đã được điều trị ổn định, trong tuần này nếu cấy phân lần 2 cho kết quả âm tính sẽ được xuất viện. Riêng 2 bệnh nhân vì chủ quan để tiêu chảy cấp ồ ạt mới nhập viện khiến tình trạng mất nước, mất điện giải quá trầm trọng dẫn đến suy thận, tuy đã qua giai đoạn nguy hiểm nhưng vẫn phải theo dõi.
 
“Ngay sau khi các bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện, ngoài điều trị theo đúng phác đồ, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, chúng tôi đều phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng các quận để điều tra dịch tễ. Không như những năm trước, hầu hết các ca bệnh đều xác định được nguyên nhân, trong đó chủ yếu là ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống… thì năm nay, ngoài những tác nhân trên nguyên nhân gây bệnh rất phong phú, như ăn bún rong ngoài đường, uống nước đá… và có những người không xác định được nguyên nhân”, TS Kính nói.
 
Trước đó, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư tiến hành nghiên cứu độc lực của vi khuẩn tả tại Việt Nam, cho thấy vi khuẩn tả đang lưu hành đã tăng tính độc lực với khả năng gây bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn, có số người lành mang trùng và thời gian mang trùng nhiều và dài hơn, khả năng tồn tại lâu hơn trong môi trường. Với đặc tính này, khả năng gây bệnh của vi khuẩn tả sẽ cao hơn.
 
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh tả lây qua đường ăn uống, vì thế để phòng bệnh, ăn thức ăn chín, uống sôi là quan trọng nhất. Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, không uống nước lã. Đây là những thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa vi khuẩn tả, ăn vào với số lượng nhiều rất dễ gây bệnh.
 
                                                                               Theo Dantri 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục