Khám thai định kỳ để sớm phát hiện các bệnh truyền nhiễm sẽ tốt cho sứ khỏe của bé sau khi sinh
(HBĐT) - Theo các nhà chuyên môn, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khoảng 30 - 40% nếu không áp dụng biện pháp can thiệp gì. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và được tư vấn, điều trị thích hợp thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 5%. Như vậy, nếu biết cách dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm sẽ bớt đI những đứa trẻ bị nhiễm HIV, bớt đi nỗi đau của những gia đình có người nhiễm HIV.
Những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng. Đặc biệt số phụ nữ nhiễm HIV tăng rõ rệt và kéo theo đó là số trẻ bị nhiễm HIV cũng tăng lên. Theo thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, số người nhiễm HIV đã phát hiện ở 11/11 huyện, thành phố và ở 129/210 xã, phường với tổng số 1.795 người nhiễm HIV, trong đó 914 người chuyển sang giai đoạn AIDS và hơn 535 người chết vì căn bệnh AIDS.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 150 phụ nữ nhiễm HIV, qua các Test sàng lọc đã phát hiện có 27 phụ nữ có thai bị nhiễm HIV, trong só đó chỉ có 18 phụ nữ có thai được điều trị dự phòng và có 20 đứa trẻ được sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đã được điều trị dự phòng. Trong số phụ nữ và phụ nữ mang thai nhiễm HIV, nhiều người đã không đươc tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu là do bản thân người phụ nữ mang thai, phụ nữ nhiễm HIV thiếu thông tin, thiếu kiến thức, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS và các dịch vụ lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa được cung cấp một cách rộng rãi. Hầu hết số phụ nữ nhiễm HIV đều phát hiện muộn trong giai đoạn mang thai và khi chuyển dạ nên rất khó khăn trong việc tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, quản lý các bà mẹ nhiễm và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV/AIDS cũng như công tác quản lý theo dõi chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con .
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp tích cực chủ động ngăn chặn, đẩy lùi dịch HIV/AIDS và phòng chống HIV lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn. Tuy nhiên việc tuyên truyền phòng chống HIV lây truyền từ mẹ sang con vẫn chỉ bó hẹp vào các đợt chiến dịch và tập trung chủ yếu ở thành phố. Qua đó số phụ nữ nguy cơ cao đồng ý làm xét nghiệp HIV thấp và chỉ làm xét nghiệm khi vào phòng đẻ. Thực tế, số trẻ có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cao nhất nằm ở giai đoạn bà mẹ chuyển dạ, chiếm khoảng 20%, trong khi trẻ nhiễm HIV từ trong bụng mẹ chỉ chiếm 5 – 10%. Với những trường hợp phát hiện muộn lúc chuyển dạ thì các cơ sở y tế khó áp dụng phác đồ điều trị bằng thuốc ARV. Mặt khác, dù có áp dụng điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con ở những trường hợp này thì hiệu quả cũng không cao.
Trong tháng cao điểm chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con từ tháng 1/6 – 30/6 năm nay với chủ đề “xét nghiệm cho mẹ, sức khoẻ cho con” nhằm khuyến khích trực tiếp những người phụ nữ thuộc các nhóm đối tượng khác nhau tự nguyện xét nghiệm HIV và thực hiện các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vì sức khoẻ những đứa con thân yêu của họ. Trong tháng chiến dịch, các đối tượng chính sẽ được tiếp cận với gói dịch vụ chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện là: Được tư vấn, xét nghiệm miễn phí; Được chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV; NHững đứa trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV sẽ được cung cấp sữa đến 6 tháng tuổi; Người phụ nữ và trẻ bị nhiễm HIV sẽ được giới thiệu chuyển tiếp tới những dịch vụ phù hợp về dự phòng chăm sóc, điều trị, hỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS.
Hiện nay, công tác tư vấn và làm xét nghiệm HIV miễn phí đã được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào các ngày trong tuần. Sắp tới đây, Dự án Quỹ toàn cầu sẽ hộ trợ Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn và Dự án UNPA sẽ hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa huyện Lương Sơn đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn điều trị cho phụ nữ mang thai đã được phát hiện HIV và chuyển dạ đẻ. Sau đó các ca trên sẽ được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để được cung cấp sữa miễn phí và quản lý trẻ và mẹ bị nhiễm HIV.
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là chương trình có ý nghĩa quan trọng, nhằm giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai, giảm số trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ và làm giảm bớt nỗi đau cho những người nhiễm HIV và nhất là mang lại quyền được sống cho các em nhỏ vô tội.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Trong thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác này cũng phải đối mặt với không ít khó khăn về đội ngũ cán bộ, về những nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng dân số... Nhân ngày Dân số thế giới 11/7, phóng viên Báo Hoà Bình đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Ngọc, Giám đốc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh xung quanh vấn đề này.
Dù Bộ Y tế cho rằng tăng viện phí sẽ tỉ lệ thuận với tăng chất lượng khám chữa bệnh nhưng các vấn đề liên quan như chất lượng khám chữa bệnh, các dịch vụ y tế, hỗ trợ cho nhóm bệnh nhân nghèo bị bệnh mãn tính... chưa rõ ràng khiến dư luận xã hội chưa thể an tâm
Đây là kết quả điều tra mới nhất về chất lượng dân số nước ta được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình công bố nhân dịp Ngày Dân số thế giới năm nay (11-7).
Theo một kết quả nghiên cứu, được đăng tải trên tạp chí y khoa BMJ, những loại virus phổ biến liên quan đến các bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo và ung thư vòm họng có thể làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng ung thư biểu mô tế bào có vảy - hình thức phổ biến thứ hai của ung thư da.
Các chuyên gia sức khỏe vừa lên tiếng cảnh báo rằng việc ngày càng phổ biến các loại thức ăn nhanh đang gây ra một cơn bùng nổ bệnh tiểu đường ở khắp châu Á.
Tân Hoa xã ngày 9-7 đưa tin, Cơ quan An toàn thực phẩm Trung Quốc mới đây đã thu giữ tại một cơ sở chế biến sữa ở tỉnh Thanh Hải 64 tấn sữa bột nguyên liệu lẫn melamine, chất phụ gia độc hại đã từng được phát hiện trong loại sữa bột làm nhiều trẻ em nước này thiệt mạng năm 2008. Kết quả kiểm tra một số sản phẩm sữa bột nguyên liệu mới đây cho thấy tỷ trọng melamine lên tới 500 lần mức độ cho phép (1mg/kg).