Trong những ngày qua, nhiều người bệnh phản ánh một số loại thuốc tăng giá khá cao. Trong đó, có loại thuốc tăng thêm tới 10%. Tuy nhiên, “điệp khúc” mà Cục Quản lý dược đưa ra luôn là… cơ bản ổn định.

 

Tăng từ 5-10%

Dạo qua một số nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng (khu vực chợ Tân Định, quận 1, TPHCM), một số chủ nhà thuốc cho biết, giá thuốc đang rục rịch tăng trở lại sau một thời gian trầm lắng. Một nhân viên nhà thuốc M. cho biết, từ đầu tháng 7-2010, nhiều hãng dược trong cũng như ngoài nước đã thông báo sẽ thay đổi bảng giá một số mặt hàng, tập trung vào thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt và vitamin các loại.

Chẳng hạn, thuốc Vitamin B1 tiêm có giá từ 44.000 đồng đã tăng lên 47.000 đồng/hộp (tăng gần 10%), B12 từ 52.000 tăng lên 57.000 đồng/hộp (tăng 10%) ; Amoxicilin 500mg từ 52.000 đồng lên 55.000 đồng/hộp.

Tại chợ sỉ dược phẩm Tô Hiến Thành, quận 10, nhiều cửa hàng thuốc than vãn, rằng các bạn hàng không chịu thanh toán khoản chênh lệch tăng thêm khi bỗng nhiên một số loại thuốc tăng giá, trong khi đã cam kết ổn định giá đến cuối năm.

Chủ nhà thuốc H.K nói: “Đã đề nghị các hãng cung cấp tạm hoãn tăng giá một số loại thuốc hoặc có chính sách khuyến mãi thích hợp để “yên lòng” các nhà bán lẻ, nhưng chưa thấy hồi âm”.

Chủ nhà thuốc này cũng cho biết các hãng dược giải thích do thời tiết mưa bão nên khan hiếm nguyên liệu đầu vào, tỷ giá ngoại tệ cũng dao động liên tục, cước vận chuyển tăng cao…

Theo các cửa hàng thuốc, hiện một số mặt hàng thuốc tăng giá đáng kể như Pharcoter từ 118.000 đồng lên 120.000 đồng/lọ; Cevit từ 115.000 đồng lên 118.000 đồng/hộp… Đặc biệt, một số mặt hàng nhập khẩu cũng tăng giá, có loại tăng tới 12% như Amoxicilin 500mg từ 52.000 đồng lên 54.000 đồng/hộp; Azy 250mg từ 21.500 đồng lên 22.500 đồng/hộp; Anben II từ 2.500 đồng lên 2.800 đồng/hộp…

Vẫn... “ổn định”?

Theo phản ánh của nhiều chủ nhà thuốc, sau thời gian tạm lắng từ cuối năm 2009 đến 3 tháng đầu năm 2010 do cơ quan chức năng… siết chặt, các hãng dược bắt đầu điều chỉnh tăng giá trở lại do nhiều dịch bệnh đang vào mùa. Khảo sát của Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược phẩm Việt Nam (từ 20-6 đến 20-7-2010) cho thấy, một số mặt hàng có điều chỉnh tăng giá. Trong 70 doanh nghiệp dược được khảo sát, có 17 cơ sở điều chỉnh giá một số mặt hàng.

Tại khu vực Hà Nội có 27 lượt mặt hàng tăng giá, chiếm tỷ lệ gần 0,33% so với tổng số các mặt hàng khảo sát, mức tăng trung bình 4,8%. Tại TPHCM, khảo sát 1.000 mặt hàng tân dược cho thấy, một số mặt hàng có điều chỉnh giá, tỷ lệ tăng khoảng 5%. Về thuốc ngoại nhập, có 7 lượt mặt hàng thuốc ngoại tăng giá với tỷ lệ tăng trung bình 4,9%.

Thế nhưng, đầu tháng 7-2010 vừa qua, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi các cơ quan truyền thông cho rằng, tình hình thị trường dược phẩm 6 tháng đầu năm 2010… cơ bản ổn định, có một số mặt hàng điều chỉnh nhẹ.

Theo báo cáo của tổ điều hành thị trường trong nước, chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế 6 tháng đầu năm 2010 đứng thứ 9/11 về chỉ số tăng giá của các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, liệu con số này đã khách quan hay chưa, cần đánh giá lại. Hơn nữa, theo quy luật hàng năm, thời điểm tăng giá thường rơi vào các tháng cuối năm và các thời điểm dịch bệnh tăng nhiều, thiên tai.

Theo Cục Quản lý dược, hiện cơ quan này đang triển khai kết hợp các giải pháp đồng bộ để ổn định thị trường dược phẩm trong thời gian tới. Trong đó, có thí điểm quản lý giá thuốc theo thặng số đối với thuốc do ngân sách nhà nước, Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả, sửa đổi lại quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo hướng giảm tỷ lệ thặng số bán lẻ tối đa cho phép… Tuy nhiên, hiện nay Cục Quản lý dược vẫn chưa có động thái cụ thể, trong khi giá thuốc vẫn đang tiếp tục leo thang. 

Theo SGGP

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục