Thoái hóa xương sụn thường có tiến triển âm ỉ, đau tại vị trí tổn thương có thể phân chia thành nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh sưng đau lồi củ trước xương chày, viêm xương sụn bóc tách... Để xác định bệnh, thầy thuốc thường phải dựa vào lâm sàng và hình ảnh Xquang. Kết quả điều trị lại phụ thuộc vào vị trí tổn thương và thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn.

Bệnh sưng đau lồi củ trước xương chày

Đây là bệnh hay xảy ra ở trẻ em dưới 16 tuổi, đặc biệt là nam giới và những em chơi các môn thể thao như đá bóng, nhảy cao, nhảy xa hay chạy. Những môn này đòi hỏi cơ tứ đầu đùi phải vận cơ mạnh và động tác lặp đi lặp lại. Chỗ bám của gân cơ tứ đầu đùi vào lồi củ trước xương chày bị kích thích nhiều gây ra tổn thương tại chỗ viêm và sưng đau, thậm chí đứt gân hay bong xương tại chỗ bám. Triệu chứng bệnh bao gồm đau tại lồi củ trước ở đầu trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Chỗ sưng đau nhiều, đau lặp đi lặp lại nhiều đợt, nặng lên sau, trong hay ngay sau các hoạt động gắng sức và đỡ khi nghỉ ngơi. Đau có thể tồn tại vài tháng hoặc thậm chí chỉ hết khi trẻ trưởng thành. Khám: ấn tại vị trí dưới xương bánh chè đau nhiều, hơi sưng, có thể hơi ấm hơn bên lành. Một số ít trường hợp có thể điểm bám bị giật đứt khỏi xương chày làm người bệnh đau rất nhiều và hạn chế vận động các động tác như duỗi chân, động tác đá. Nếu tình trạng bong điểm bám diễn ra lâu dài có thể dẫn đến bị teo cơ. Khám khớp gối bình thường. Hình ảnh Xquang tại chỗ thấy lồi củ trước xương chày hơi lồi ra, có thể có canxi hóa gân cơ tứ đầu đùi hay mảnh xương nhỏ bong ra khỏi xương chày.

Về điều trị, cần nghỉ ngơi, tránh các nguyên nhân gây khởi phát hoặc làm nặng tình trạng bệnh. Khi đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol đơn thuần hoặc thuốc chống viêm giảm đau không steroid như diclofenac, meloxicam. Có thể dùng corticoid tiêm tại chỗ nhưng cần thận trọng, phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp. Nếu triệu chứng kéo dài dai dẳng cần bất động khớp gối. Một số ít trường hợp cần phẫu thuật lấy bỏ tổ chức viêm và xương bị bong, cố định lại điểm bám của gân cơ tứ đầu đùi mới giải quyết được triệt để bệnh. Một câu hỏi đặt ra là có nên ngừng hẳn chơi thể thao? Nhìn chung không cần ngừng tuyệt đối, tuy nhiên nên ngừng chơi một thời gian những môn thể thao tác động xấu như đá bóng, nhảy cao, nhảy xa hay chạy khi đang đau nhiều. Nếu vẫn đau dai dẳng, cần ngừng chơi tất cả các môn. Chườm đá tại chỗ khoảng 5 phút trước và sau khi chơi thể thao cũng góp phần giảm đau, giảm viêm. Cần đeo các tấm che gối khi chơi các môn thể thao như đá bóng để tránh chấn thương trực tiếp.

Viêm xương sụn bóc tách

Là bệnh trong đó một mảnh sụn bị bong tách ra khỏi xương rơi vào trong ổ khớp. Bệnh thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi, đặc biệt sau chấn thương ở khớp. Khớp gối là khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất, mặc dù bệnh có thể gặp ở bất kỳ khớp nào như khuỷu, vai, háng và khớp cổ chân.

Bệnh nhân thường đau tại khớp tổn thương: là triệu chứng phổ biến nhất. Nếu bị ở khớp gối thường khởi phát sau hoạt động thể lực như leo cầu thang, leo núi hoặc chơi thể thao. Kẹt khớp do mảnh sụn bong ra rơi vào giữa khớp gối gây triệu chứng kẹt cứng khớp ở một vị trí, không gấp duỗi được như bình thường. Ngoài ra có thể yếu khớp, giảm biên độ vận động khớp, sưng đau nóng quanh khớp hiếm gặp. Để chẩn đoán xác định bệnh cần chụp Xquang. Chụp cắt lớp vi tính cho hình ảnh rõ hơn chụp Xquang: thấy hình lún xương, mảnh xương sụn bóc tách một phần hay hoàn toàn. Chụp cộng hưởng từ thấy hình ảnh phù tủy, kén dưới sụn, mảnh xương sụn bóc tách.

Điều trị: mục đích duy trì, phục hồi chức năng khớp bị ảnh hưởng, giảm đau, giảm nguy cơ thoái hóa. Điều trị bảo tồn, đặc biệt khi phát hiện sớm: cho khớp được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động, vận động đặc biệt như chạy, nhảy. Có thể cần đi nạng khi đau nhiều. Tập các bài tập vận động cơ mà không có tính chất ép lên vùng khớp tổn thương nhằm duy trì, bảo tồn sức cơ, biên độ vận động khớp. Điều trị phẫu thuật trong trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả, đặc biệt khi bong mảnh xương sụn vào khớp gây triệu chứng kẹt khớp cần lấy bỏ những mảnh đã rời ra. Đa phần chỉ cần can thiệp nội soi khớp, hiếm khi cần phẫu thuật mở khớp.

 Tổn thương trong bệnh sưng đau lồi củ trước xương chày.

Bệnh Kienbock

Bệnh mang tên Robert Kienbock, một nhà Xquang người Áo, người đầu tiên mô tả hình ảnh nhuyễn xương ở xương nguyệt năm 1910. Xương nguyệt là một trong tám xương nhỏ ở cổ tay. Ngoài các nguyên nhân như đã đề cập ở trên, tình trạng thiếu máu trong bệnh còn có thể liên quan đến bất thường ngắn đầu xa của xương trụ dẫn đến tăng áp lực quá mức lên xương nguyệt. Biểu hiện người bệnh đau ở cổ tay, thường đau trực tiếp tại vị trí tương ứng xương nguyệt, có thể kèm sưng nóng tại chỗ, giảm động tác gấp cổ tay. Chụp Xquang thành 4 giai đoạn theo Lichtman: giai đoạn 1 có hình ảnh Xquang bình thường; giai đoạn 2 có xơ hóa đặc xương nguyệt nhưng chưa xẹp; giai đoạn 3 có vỡ, lún xẹp xương nguyệt nhưng chưa có thoái hóa khớp cổ tay - quay; giai đoạn 4 có vỡ, lún xẹp kèm thoái hóa thứ phát khớp cổ tay - quay. Chụp cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp vi tính, chụp xạ hình xương giúp chẩn đoán sớm bệnh ngay ở giai đoạn mới chỉ thiếu hụt dòng máu tới xương mà chưa có tổn thương trên Xquang. 

Điều trị bệnh phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện: giai đoạn 1 chỉ cần điều trị triệu chứng, chống viêm giảm đau, hạn chế cử động cổ tay. Trong giai đoạn 2: tái cung cấp máu cho xương bằng cách ghép xương tự thân. Trong trường hợp có ngắn xương trụ thì có thể áp dụng kỹ thuật phẫu thuật làm ngắn xương quay hay làm dài xương trụ nhằm làm giảm áp lực dòng máu đến xương nguyệt - tăng cấp máu tại chỗ. Giai đoạn 3, 4: tùy mức độ có thể phẫu thuật lấy bỏ xương chết, thay thế xương nguyệt bằng đĩa nhân tạo (titanium hay silicon), phẫu thuật cắt bỏ các xương cổ tay gồm xương thuyền, nguyệt, tháp thay bằng đĩa nhân tạo hoặc thậm chí làm đông cứng khớp cổ tay toàn bộ.

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
12 thí sinh lọt vào vòng chung kết điều dưỡng - hộ sinh giỏi, thanh lịch BVĐK tỉnh năm 2010
Thử sức với tình huống dẫn đến bệnh lây truyền qua đường tình dục
Ông Nguyễn Văn Đ. (H.Phú Vang) mắc liên cầu lợn đang được điều trị tại BV T.Ư Huế, trong tình trạng hết sức nguy kịch

Phối hợp cứu bệnh nhân ung thư

Viện Răng hàm mặt vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật tạo hình bằng kỹ thuật vi phẫu cho bệnh nhân ung thư xương hàm trên, 40 tuổi, ở tỉnh Hòa Bình.

Bệnh viện 19/8 ghép thận ca thứ 7 thành công

Bệnh viện 19/8 Bộ Công an vừa tiến hành ghép thận ca thứ 7. Người nhận thận là Vũ Thọ T., 25 tuổi, thiếu úy Công an TP. Hải Phòng; người cho thận là ông Vũ Thọ P., 52 tuổi, là bố đẻ của bệnh nhân.

Đà Bắc: Tổ chức hiến máu nhân đạo nhân đạo

(HBĐT) - Ngày 30/8, Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo huyện Đà Bắc đã tổ chức đợt hiến máu nhân đạo với sự hưởng ứng của 200 người đăng ký tham gia là các đoàn viên thanh niên, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện.

Thuốc và rượu - Hãy cảnh giác!

Rượu (ethanol) là một dung môi hữu cơ, được sử dụng nhiều trong đời sống và kỹ nghệ. Các thuốc vô cơ thường khó tan trong rượu nhưng phần lớn các thuốc hữu cơ dễ tan trong rượu hơn, tương tác với rượu gây nên những phản ứng khác nhau, có khi rất nặng nề.

Biểu hiện trẻ bị viêm xoang

Con tôi rất hay bị chảy nước mũi, viêm họng, sốt. Mỗi lần như thế, cháu lại không ăn được vì rất dễ bị nôn. Tôi nghe nói nếu viêm mũi họng nhiều sẽ dẫn đến viêm xoang. Biểu hiện của bệnh và cách phòng tránh như thế nào, thưa bác sĩ?

Thuốc không nguồn gốc và nạn lén lút tiêu thụ ở vùng sâu

Thuốc chữa bệnh là loại hàng hoá đặc biệt, kinh doanh có điều kiện. Vì vậy các sản phẩm thuốc chữa bệnh đều phải được đăng ký, có nguồn gốc xuất xứ và đang còn hạn sử dụng thì mới được lưu hành trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây, tình trạng thuốc nước ngoài không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ thành phần hoạt chất, trôi nổi trên thị trường đã và đang được một số đối tượng xấu lén lút đưa vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí chưa cao để bán cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục