Thuốc chữa bệnh là loại hàng hoá đặc biệt, kinh doanh có điều kiện. Vì vậy các sản phẩm thuốc chữa bệnh đều phải được đăng ký, có nguồn gốc xuất xứ và đang còn hạn sử dụng thì mới được lưu hành trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây, tình trạng thuốc nước ngoài không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ thành phần hoạt chất, trôi nổi trên thị trường đã và đang được một số đối tượng xấu lén lút đưa vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí chưa cao để bán cho người dân.

Thuốc tính bằng cân nặng!

Huyện Mường Lát, huyện xa xôi nhất và cách trở nhất của Thanh Hóa, từ trung tâm TP. Thanh Hoá lên đến Mường Lát khoảng 150km. Nếu đi theo đường Hồ Chí Minh đến Ngọc Lặc, rẽ đường 15 sẽ lên đến Mường Lát. Quốc lộ 15 đang được nâng cấp và chỉnh sửa xong nhiều đoạn vẫn còn cheo leo bên sườn núi với những cua tay áo chóng mặt dễ làm chùn bước những người ngại đi xa. Chặng Quan Hóa - Mường Lát dài 104km khá vất vả vì đường quanh co, rất nhiều cua gấp, lên dốc. Những cái tên như Pù Nhi, Tén Tằn đã nói lên sự xa xôi, hẻo lánh ở nơi đây vì toàn huyện Mường Lát 3 phía đều sang được Lào gần hơn về huyện Quan Hoá.

 Những loại thuốc không nguồn gốc, không hướng dẫn sử dụng được bày bán công khai ở Mường Lát, Thanh Hóa. Ảnh: CTV

Xa xôi, cách trở là vậy, lại lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con các dân tộc nên nhiều kẻ xấu đã lợi dụng mang hàng hóa kém phẩm chất lên bày bán tại Mường Lát. Mới đây nhất, Trung tâm y tế huyện Mường Lát đã phát hiện 2 đối tượng có hành vi buôn bán, tiêu thụ thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc. Đáng lưu ý là tình trạng này đã diễn ra nhiều lần tại địa phương vùng cao này. Phần lớn các đối tượng là người tỉnh ngoài sang buôn bán trái phép tại thị trường địa phương. Điển hình như vụ Lưu Seo Sẩu, sinh năm 1947 quê ở Quan Thẩm Sán, Si Ma Cai, Lào Cai và Sung Seo Dì, sinh năm 1940 ở Phong Hải, Bảo Thắng, Lào Cai đã mang hàng chục kg thuốc chữa bệnh các loại sang thị trấn Mường Lát để bán cho người dân địa phương. Các loại thuốc này gồm nhiều loại, được đóng gói, sản xuất từ Trung Quốc. Có loại thuốc đóng hộp 10 lọ trong một hộp có tên là Shidi shui và một số loại thuốc viên, gói bột có màu trắng cùng nhiều loại khác chỉ in bên ngoài vỏ bao bì hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc. Hai đối tượng trên không xuất trình được giấy phép kinh doanh, không có bằng cấp y học, buôn bán thuốc trái phép không rõ nguồn gốc vi phạm Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế.

Phải làm tốt khâu kiểm tra, phát hiện

Theo dược sĩ Cao Như Núi ở TTYT Mường Lát, các đối tượng buôn bán thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc phần lớn là người dân tộc đến từ địa phương khác, nên cơ quan chức năng chỉ thu giữ tang vật vi phạm, xử phạt hành chính rồi cho về nên nhiều khả năng họ lại tái phạm với hình thức tinh vi hơn. BSCK1 Nguyễn Huy Văn, Phó Giám đốc TTYT Mường Lát bổ sung thêm: đã nhiều lần bắt giữ hàng chục kg thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc của các đối tượng xấu mang đến tiêu thụ tại địa phương. Nguyên nhân là vì bà con dân tộc chưa có thói quen khi có bệnh phải đi khám bệnh và đến các hiệu thuốc có bảng hiệu rõ ràng và được cấp phép để mua thuốc. Đồng bào vùng cao thường có thói quen mua thuốc chữa bệnh tại chợ địa phương do người nơi khác mang đến tận nhà vì điều kiện đi lại xa xôi, khó khăn. Các đối tượng buôn bán thường tái phạm nhiều lần và có hành vi lẩn trốn cơ quan chức năng, lợi dụng địa hình vùng cao đi lại khó khăn để mang thuốc đến các bản làng xa xôi.

Tình trạng này cũng diễn ra ở một số địa phương phía Bắc, tiếp giáp với Trung Quốc và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, tiếp giáp với Campuchia. Các thuốc trôi nổi này được bán theo liều hoặc theo gói, chai, lọ cho người sử dụng với lời hướng dẫn chung chung như mang về bôi, uống, dán lên cơ thể. Vì vậy, nhân dân các địa phương miền núi, vùng biên giới cần lưu ý không buôn bán, sử dụng các loại thuốc chữa bệnh không rõ nguồn gốc. Khi có bệnh phải đến với nhân viên y tế thôn, bản hoặc cơ sở y tế gần nhất tại địa bàn để được cung cấp thuốc và tư vấn về cách sử dụng thuốc. Các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt đều không được phép lưu hành trên thị trường, nếu sử dụng sẽ dẫn đến nhiều tai biến, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

                                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục