Rượu (ethanol) là một dung môi hữu cơ, được sử dụng nhiều trong đời sống và kỹ nghệ. Các thuốc vô cơ thường khó tan trong rượu nhưng phần lớn các thuốc hữu cơ dễ tan trong rượu hơn, tương tác với rượu gây nên những phản ứng khác nhau, có khi rất nặng nề.

Dưới đây là những thuốc thường dùng cần cảnh giác khi dùng cùng lúc với uống rượu, bia.

- Các thuốc trị đái tháo đường: biquanid (metformin), sulfonylurê (gliclazid), insulin (hormon). Có thể do ức chế tân tạo glucogen ở gan. Tăng nguy cơ nhiễm acid ceton nhất là uống khi đói, suy dinh dưỡng, thiểu năng tế bào gan.

- Các thuốc chống trầm cảm: như miansenin, citulopram, viloxafin; các thuốc ngủ ; các thuốc an thần giải lo âu; các thuốc an thần kinh khác; các thuốc trị động kinh; các thuốc trị tăng huyết áp ; một số thuốc giảm đau loại opi... tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương, tăng tác dụng an thần. Với một số thuốc có thể biểu hiện tâm thần vận động. Vì vậy không được uống rượu, bia kể cả chế phẩm nào có rượu. Đặc biệt chú ý người lái xe, vận hành máy, làm việc trên cao hoặc nơi nguy hiểm.

- Các nitrat chống đau thắt ngực: tăng tác dụng giãn mạch, đặc biệt dùng thuốc 1 giờ trước khi uống rượu, bia, chế phẩm có rượu.

- Các dẫn chất imidazol chống nấm, các cephalosporin có nhân thiomethyltetrazol, disulfiram, griseofulvin (chống nấm), nitrofuran (sát khuẩn, trị nhiễm khuẩn), các phenicol (kháng sinh), procarbazin (trị ung thư), nitronidazol như metronidazol, tinidazol, secdinazol, ordinazol (trị Trichomonas, amíp, vi khuẩn kỵ khí)... gây tác dụng antabuse (kiểu disulfiram) và độc với gan.

Tác dụng kiểu disulfiram là thế nào?

Disulfiram là chất không độc nhưng làm thay đổi chuyển hóa trung gian của rượu, làm tăng nồng độ acetaldehyd máu 5-10 lần so với người uống rượu không dùng disulfiram. Việc uống rượu ở người đã được điều trị trước bằng disulfiram gây hội chứng acetaldehyd. Trong 5-10 phút, nóng bừng mặt, cảm giác mạch đập ở đầu và cổ, nhức đầu. Người bệnh thấy khó thở, buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, khát nước, đau ngực, hạ huyết áp, yếu ớt, ngất thế đứng, chóng mặt, nhìn mờ và lú lẫn. Sau đó mặt từ đỏ bừng chuyển sang tái xanh, huyết áp hạ và có thể sốc. Chỉ cần có 7ml rượu cũng đã gây hiệu ứng có thể kéo dài tới vài gờ. Khi triệu chứng hết, người bệnh mệt lả, có thể ngủ thiếp đi vài giờ. Chính vì hội chứng chuyển hóa này mà người ta sợ uống rượu.

- Tavcin (bệnh Alzheimer): tăng độc tính với gan. Không uống rượu, bia.

- Thuốc mê halogen: tăng nồng độ tác dụng gây ngủ do ức chế enzym. Cần xem xét liều dùng thuốc gây mê. Các chuyên gia gây mê và phẫu thuật viên cần biết.

- Các thuốc giãn mạch trị tăng huyết áp: tăng cường tác dụng chống tăng huyết áp vì rượu cũng gây giãn mạch. Cần theo dõi huyết áp đều đặn và điều chỉnh liều dùng (có thể tụt huyết áp quá mức).

- Các thuốc kháng histamin H2 loại cimetidin: Là một thuốc ức chế enzym, gây nguy cơ tăng nồng độ rượu huyết tương, gây đau. Tác dụng này cần theo dõi thêm.

- Colchicin: tăng độc tính với dạ dày - ruột. Rượu làm tăng nồng độ acid uric máu do đó làm giảm tác dụng của thuốc. Cần tránh uống rượu trong khi dùng thuốc.

- Didanosin (thuốc trị virut): Cộng hợp tác dụng phụ gây viêm tụy. Cần theo dõi tụy cẩn thận. Tốt nhất tránh uống rượu.

- Etretinat (trị vảy nến): Cộng hợp gây tăng glycerid máu. Cần theo dõi chặt chẽ triglycerid máu. Không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.

- Isoniazid (trị lao): Rượu làm chuyển hóa isoniazid nhanh làm giảm hiệu quả thuốc lại còn gây hiệu ứng antabuse, gây độc với gan. Không uống rượu và không có tiền sử viêm gan do virut. Theo dõi lâm sàng chặt chẽ.

- Methotrexat (trị ung thư): Cả hai đều độc với gan (nguy cơ xơ và xơ hóa gan), không được uống bia, rượu khi dùng thuốc.

- Nicorandil (trị tăng huyết áp): Cộng hợp làm tăng nguy cơ hạ huyết áp có thể dẫn đến sốc. Cần theo dõi huyết áp đều đặn, đặc biệt người cao tuổi.

- Paracetamol (hạ nhiệt, giảm đau): tăng tạo thành chất độc với gan do cảm ứng enzym. Tránh dùng 2 thứ cùng lúc, đặc biệt lưu ý người nghiện rượu hoặc dùng paracetamol kéo dài. Giảm liều hoặc dùng thuốc khác.

- Các salicylat (hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm): Cả hai đều kích ứng tiêu hóa, có thể gây xuất huyết. Không dùng cùng lúc, nếu dùng phai cách nhau ít nhất 2 giờ.

                                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục