Ngành Y tế tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em

Ngành Y tế tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em

(HBĐT) - Ông Vũ Quốc Hải - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm (Trung tâm YTDP tỉnh) cho biết: Đây là thời điểm các bệnh dịch truyền nhiễm dễ bùng phát trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, công tác phòng chống bệnh dịch, bảo vệ sức khoẻ nhân dân cần được tăng cường.

 

Các bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa này gồm sốt xuất huyết, cúm thường (H3, H1) và tiêu chảy (một loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm). Theo thống kê chưa đầy đủ từ đầu mùa dịch đến nay toàn tỉnh ghi nhận gần 3.000 ca tiêu chảy, 3.946 ca cúm. Một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như tả, sốt xuất huyết, liên cầu lợn ở người, bệnh chân - tay - miệng... tuy chưa xuất hiện ca bệnh nhưng nguy cơ bùng phát thành dịch luôn tiềm ẩn. Để thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh truyền nhiễm, truyền thông giáo dục sức khoẻ, phát hiện sớm và xử lý các ca bệnh truyền nhiễm nhằm khống chế kịp thời không để dịch bệnh truyền nhiễm lớn xảy ra trên địa bàn, hạn chế tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp từ tỉnh, huyện, xã đã được kiện toàn giúp đảm bảo hoạt động phòng chống dịch được thống nhất và thuận lợi. Cùng với đó, đường dây nóng tiếp nhận thông tin về dịch và tư vấn cho nhân dân được thiết lập, việc tổ chức trực, xử lý dịch 24/24 giờ tại tất cả các tuyến khi dịch xảy ra.

 

Hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh truyền nhiễm được tăng cường tại các bệnh viện, phòng khám công lập, phòng khám tư nhân theo tuần, hàng tháng và nếu có dịch thì thực hiện giám sát hàng ngày. Đội ngũ y tế xã và y tế thôn bản giám sát phát hiện sớm các ca bệnh mới tại thôn bản, cộng đồng. Các hoạt động dự phòng, tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho đối tượng thuộc chương trình TCMR được đẩy mạnh. Trung tâm YTDP tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức các chiến dịch tiêm sởi nhắc lại, hoạt động tiêm chủng tự nguyện phòng các bệnh truyền nhiễm đã có vắcxin; tổ chức phun diệt muỗi, tẩm màn chống muỗi, diệt bọ gây phòng chống bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.

 

Nằm trong chương trình triển khai công tác phòng chống các bệnh dịch truyền nhiễm từ nay đến hết năm, Trung tâm sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm các ca bệnh chuyển đi làm xét nghiệm chẩn đoán cho 100% bệnh nhân nghi mắc bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm. Ban chỉ đạo các tuyến đã sẵn sàng phương án thu dung, cách ly, điều trị theo từng tuyến khi có dịch xảy ra. Việc bổ sung kiến thức chuyên môn về bệnh truyền nhiễm gây dịch và các biện pháp phòng, chống cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác phòng, chống dịch tuyến huyện, xã được chú trọng. Ngoài ra còn tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, in ấn 24.000 tờ rơi tuyên truyền, in sao 225 bộ băng đĩa truyền thông và 500 cuốn sổ tay hướng dẫn hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ở cộng đồng.

 

Khi có dịch xảy đến, biện pháp chung là họp Ban chỉ đạo khẩn cấp đưa ra các biện pháp nhanh chóng khống chế dịch. Tổ chức cách ly, điều trị sớm các ca bệnh tại cộng đồng. Huy động mọi nguồn lực, phối hợp với các ban, ngành tiến hành bao vây, cô lập, hạn chế tối đa lây lan, giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm. Tổ chức điều tra dịch tễ, giám sát chặt chẽ các ca bệnh, nguồn lây, người tiếp xúc để phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Phối hợp tổ chức truyền thông giáo dục sức khoẻ, tuyên truyền các biệp pháp phòng chống dịch trên mọi hình thức.

 

Hiện đang là giai đoạn bệnh sốt xuất huyết lưu hành ở nhiều địa phương trong cả nước. Vào mùa dịch năm 2009, tỉnh ta có 22 trường hợp chẩn đoán lâm sàng, trong đó có 1 trường hợp xét nghiệm dương tính sốt xuất huyết tại xã Tây Phong (Cao Phong). Bà con nên thận trọng theo dõi, kịp thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết là sốt (nóng) cao, đột ngột, kéo dài liên tục, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi da xung huyết. Thời gian sốt thường ngắn và bệnh nhân có thể tử vong trong vòng từ 12 - 24 giờ. Để phòng bệnh, phải diệt muỗi và loại trừ những nơi muỗi sinh sản khi có sự chuyển mùa (trong và sau mùa mưa) và trong các vụ dịch. Đây là biện pháp quan trọng tự bảo vệ mình để tránh bị muỗi đốt, nên mặc quần áo dài, sử dụng thuốc và dụng cụ diệt muỗi. 

 

                                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục