Tôm, cua, cá mới gây tác động xấu cho bệnh mề đay.

Tôm, cua, cá mới gây tác động xấu cho bệnh mề đay.

Những hiện tượng ban đầu chính là có những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp.

Diễn biến bệnh

Cấp tính: xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.

Mãn tính: kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân. Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.

Các dạng mề đay

Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

Phù mạch (còn gọi là phù Quincke): nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

Da vẽ nổi: còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay.

Ngoài ra mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết.

Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Điều trị bệnh mề đay

- Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.

- Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như: gia vị, rượu, trà, cà phê...

Trong cơn cấp:

- Ăn nhẹ, giảm muối.

- Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.

- Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mề đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản. Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.

Đối với mề đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Dự án HAARP Việt Nam triển khai tại thành phố Hoà Binh

Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc gắn cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với công tác phục vụ người bệnh

(HBĐT) - Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc đã có nhiều thay đổi tích cực trong công tác phục vụ người bệnh. Lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh tại đây ngày một tăng…

Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh ta có 7 bác sĩ/1 vạn dân

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 527 bác sĩ, 54 dược sĩ đại học. Trong đó, 220 bác sĩ đang công tác tại tuyến tỉnh, 155 bác sĩ công tác tại tuyến huyện, 124 bác sĩ tại tuyến xã (đạt 59,04% xã có bác sĩ), 28 bác sĩ và 27 dược sĩ hành nghề y dược tư nhân. Tính riêng tỉ lệ bác sĩ và dược sĩ đại học/1 vạn dân trực tiếp phục vụ tại tuyến y tế cơ sở đạt thấp so với yêu cầu, mới có 3,7 bác sĩ/1 vạn dân và 0,09 dược sĩ đại học/1 vạn dân.

Thuốc tăng giá nhiều hơn giảm

Cục Quản lý dược – Bộ Y tế ngày 27-9 cho biết trong 9 tháng qua, đã có hàng trăm lượt mặt hàng thuốc điều chỉnh giá với mức tăng khoảng 5%-6%.

Lo ngại chủng virus mới

Nhiều ý kiến lo ngại về sự xuất hiện của những tác nhân khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát. Vấn đề đang được các viện Pasteur điều tra, nghiên cứu

Khám bệnh bảo hiểm y tế: Chưa hết trần ai

Sau gần 2 giờ chờ đợi, cuối cùng anh N.T.H. (ngụ quận 7, TPHCM) cũng đến lượt vào khám. Vừa đưa sổ khám bệnh, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), cô nhân viên liền yêu cầu anh H. đưa thêm CMND. Sau khi trình bày việc để quên CMND ở nhà, cô nhân viên liền xẵng giọng: “Có bằng lái không. Lần sau nhớ mang đi nhé, chứ đừng tưởng ai cũng biết mặt đâu”. Qua 5 cửa ải, cuối cùng, anh N.T.H. cũng thực hiện xong quy trình khám tim mạch diện BHYT trong… một buổi sáng.

Đác Nông: Gần 2.000 người mắc sốt xuất huyết

Ngày 27-9, Sở Y tế tỉnh Đác Nông cho biết: Sau hơn bốn tháng bùng phát mạnh, đến ngày 26-9, dịch sốt xuất huyết đã lây lan ra 61/71 xã, phường, thị trấn thuộc tám huyện, thị xã trong tỉnh, gây bệnh cho 1.937 người, tăng 19 lần so với năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục