Mầm bệnh gây đau mắt đỏ thường là nhóm virus Adeno hoặc vi khuẩn nhóm Chlamydia vốn rất sẵn có trong môi trường nước bẩn, tù đọng. Hiển nhiên đây là bệnh lành tính, nhưng lây lan rất nhanh. Không dễ chịu gì nếu thiếu ăn, thiếu mặc, không có nhà ở lại phải gánh thêm bệnh đau mắt đỏ vào người.

Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh

Nước sạch là ưu tiên số một. Không có nước máy thì đành dùng nước sạch tối đa, nước đã làm sạch bằng phèn chua và cloramin B. Ăn uống nên ưu tiên trước, sau đó là rửa mặt và tắm gội. Khăn mặt, khăn tắm, xô chậu nên vệ sinh cẩn thận. Dùng xà phòng rửa tay thường xuyên. Không nên ngụp lặn, ngâm mình trong nước bẩn quá lâu, đặc biệt là trẻ em. Khi thấy một người bị bệnh cần điều trị tích cực cho họ và tránh tiếp xúc tối đa với người bệnh.

Khám mắt cho bệnh nhân.

Chữa bệnh

Trong hoàn cảnh bão lũ khó kiếm được một cơ sở chuyên khoa tuyến cao hay các bác sĩ mắt tình nguyện đi chống lụt. Tốt nhất chúng ta nên phát dung dịch cloroxit 0,4% (hoặc chloramphenicol 0,4%) vốn rất sẵn có trên thị trường thuốc trong cả nước cho đồng bào vùng lũ lụt. Nên nhỏ mắt mỗi khi tiếp xúc với nước bẩn hoặc dùng 4 - 6 lần một ngày để phòng đau mắt đỏ. Đây là kháng sinh nhỏ mắt phổ rộng, tuy đã có từ lâu nhưng rất ít bị vi khuẩn kháng thuốc và vẫn được ưa chuộng cho tới bây giờ. Các thuốc sát trùng mắt như thimerosan, agryzol 1% vẫn có tác dùng phòng ngừa tốt nhưng đáng tiếc là do một vài bất tiện nên khó kiếm được trên thị trường cũng như các kho thuốc của cơ quan y tế.

Các kháng sinh khác nếu có trong tay như mỡ tetracyclin 1%, gentamycine 0,3%, cebemycine, kháng sinh nhóm quiniolone cũng có thể dùng được cho đau mắt đỏ.

Trong hoàn cảnh "cực chẳng đã" thiết nghĩ cách phòng bệnh và điều trị đau mắt đỏ trong và sau mùa bão lũ như trên là thiết thực. Nếu bệnh không thuyên chuyển hay có vấn đề gì đặc biệt: đau nhức, chói cộm, nhìn mờ thì bà con nên đến khám chữa tại các cơ sở nhãn khoa. Chúng ta đừng quên là ngành y tế cũng đang ứng trực 24/24 giờ giống như các ngành khác trong những ngày có thiên tai, thảm họa.

               

                                                                                  Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Mó Vắt, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu – Nơi bắt đầu những tin đồn thất thiệt về “bệnh lạ”.
Không có hình ảnh

Cách xử lý khi côn trùng chui vào tai

Đã 2 giờ sáng, vừa xử lý một trường hợp viêm tai giữa cấp xong, tua trực chưa kịp nghỉ ngơi thì có 1 bệnh nhân (BN) nữ được 2 người bạn đưa đến. BN khoảng 22-23 tuổi, nước mắt dàn dựa, ôm tai phải than đau. BN nói trước khi đi ngủ hoàn toàn bình thường. Đang ngủ tự nhiên tai phải đau quá như có con gì chui vào, có những đợt đau tưởng chừng không chịu nổi. Bác sĩ trực khám thấy và lấy ra con kiến trong tai phải của BN.

Virus cúm A/H1N1 có biến thể mới

Virus cúm A/H1N1 đã biến đổi thành một chủng mới và bắt đầu hoành hành ở Australia, New Zealand và Singapore - các nhà nghiên cứu cho biết hôm 22.10.

Bệnh Viện Nội tiết Tỉnh: Áp dụng kỹ thuật mới của y học trong việc chuẩn đoán và điểu trị bệnh

(HBĐT) - Năm 1977, từ một Trạm chống bướu cổ chỉ với 15 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Hoà Bình đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thử thách để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Thành công lớn nhất lớn nhất của giai đoạn đầu ghi nhận dấu ấn trong sự nghiệp phát triển của Bệnh viện là hoàn thành tổng điều tra và vẽ được bản đồ dịch tễ học bướu cổ tỉnh Hoà Bình.

55 học viên được tập huấn về BHXHTN, BHYT và công tác xây dựng quỹ nhân đạo

(HBĐT) - Ngày 22/10, Hội CTĐ Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Hội CTĐ tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức lớp tập huấn cho 55 học viên là cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện và các tuyên truyền viên về BHXHTN, BHYT và công tác xây dựng quỹ nhân đạo

Thói quen ăn uống và nguy cơ tích luỹ kim loại nặng

Sự ô nhiễm xảy ra khắp mọi nơi và ngay khi cả bản thân bị ngộ độc kim loại bạn cũng không rõ. Rất có thể những thói quen ăn uống không tốt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc này.

Vụ “cắt nhầm buồng trứng bệnh nhân” Bệnh viện vi phạm vì không hội chẩn

Ngày 21-10, Hội đồng Khoa học Sở Y tế TPHCM đã có kết luận về việc cắt nhầm buồng trứng của bệnh nhân Phạm Thị Xuân (ngụ quận 12 - TPHCM) tại BV Đa khoa tư nhân Phú Thọ TPHCM. Hội đồng khoa học kết luận, các bác sĩ của BV Đa khoa tư nhân Phú Thọ đã quyết định mổ cắt toàn bộ buồng trứng trái nhưng không hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa phụ sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục