Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn những vi sinh có lợi cho cơ thể. Vậy là trẻ có nguy cơ chưa hết bệnh cũ lại mắc bệnh mới… Để gỡ mối lo này, cha mẹ cần biết cách phòng bệnh cho con mình.

 

Bệnh! Mẹ và bé đều sợ

         
          Tiêu chảy sau uống kháng sinh ở trẻ luôn là mối lo của các bậc cha mẹ
 

Hai lần hội ý, các bác sĩ cuối cùng đã tìm ra căn nguyên bệnh tiêu chảy của bé Võ Thị T., 2 tuổi (ở P.4, Q.10, TPHCM). Chỉ vì bé quá suy dinh dưỡng, lại thường xuyên phải dùng kháng sinh suốt ba tháng qua nên ruột bé giờ đây mất cân bằng vi khuẩn trầm trọng, chứng bệnh tiêu chảy nhiễm trùng của bé T. càng được thể lấn tới… Mẹ bé T. sụt sùi: “Lỗi cũng tại tôi, cứ mỗi khi bé bệnh là tôi lại cho bé uống kháng sinh, chắc vì uống nhiều quá nên bị lờn thuốc”!

 

Còn bé Cà Rốt, 12 tháng tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội, vừa ra viện tháng trước vì mắc phải tiêu chảy do Rotavirus thì giờ lại mắc thêm chứng viêm phế quản. Bé bỏ ăn, sụt ký trông thấy khiến chị Thanh Vy không khỏi nén tiếng thở dài...  

 

Quả thật, cứ đến mùa mưa thì nỗi lo trẻ bệnh với các bậc cha mẹ lại càng thường xuyên hơn, bởi đây được xem là... mùa của sốt xuất huyết, viêm hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa... 

 

Trong khi lân la đi “tầm sư học… kinh nghiệm”, chị Vy được nhiều bà mẹ khác cho biết con của họ cũng từng bị tình trạng tương tự như Cà Rốt, được bác sĩ khuyên bổ sung Probiotic thường xuyên để “nâng cấp” hệ miễn dịch. Nhờ vậy, sau một thời gian ngắn, hệ miễn dịch của các bé đã đủ sức chống chọi với bệnh tật, ăn ngoan, chóng lớn.

 

Nghe các mẹ kể, chị Vy cũng thấy ham. Song những kiến thức về Probiotic thật mới mẻ đối với chị. Nghe bạn bè nói đây là các vi khuẩn sống! Cho trẻ ăn vi khuẩn sống để củng cố hệ miễn dịch ư? Một đứa trẻ bụng dạ yếu như Cà Rốt liệu có “hạp” với phương cách này không?

 

Thuốc tốt chưa chắc “ép phê” hơn ăn đúng

Những thắc mắc như của chị Thanh Vy về Probiotic và hệ miễn dịch của trẻ khá phổ biến. Có lẽ nhiều người vẫn chưa quen với khái niệm Probiotic là vi khuẩn, cứ nghĩ vi khuẩn nào cũng xấu! Cũng không quá lời khi ví von “Probiotic tốt hơn kháng sinh” vì so với các nhược điểm của kháng sinh như đắt tiền, phản ứng phụ và xâm hại ruột, thì ưu điểm của Probiotic là an toàn, không hề đắt, tự nhiên và hầu như không gây hại.

 

Theo BS.CK2. Nguyễn Thị Hoa - Trưởng khoa dinh dưỡng BV. Nhi đồng 1, tuy có vai trò rất quan trọng trong điều trị nhiễm khuẩn nhưng một số kháng sinh không phân biệt được mầm bệnh thật sự và hệ vi sinh vật có lợi trong ruột nên có thể vô tình tiêu diệt cả hai! Bên cạnh đó là nguy cơ lờn kháng sinh. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo nên phòng ngừa nhiễm trùng hơn là để đến lúc phải điều trị bệnh. 

 

Trên cơ sở đó, một cách tiếp cận nhanh chóng đạt được sự công nhận là khái niệm Probiotic - theo định nghĩa của WHO - là các vi sinh vật sống mà khi đưa một lượng cần thiết vào sẽ mang lại hiệu quả có lợi cho cơ thể. Probiotic giúp phát triển hệ miễn dịch, nhất là ở trẻ em, để chống lại các nhiễm trùng và dị ứng. Ngoài ra, chúng còn tham gia hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ, tiêu hóa các chất bột đường, tổng hợp các vitamin, giúp làm phân mềm, chống nôn trớ, đầy bụng và táo bón. Với trẻ nhỏ, uống sữa có bổ sung Probiotic là cách “nạp” vi khuẩn tốt tiện lợi nhất, lại vừa “nạp” được đủ các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

 

Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng sữa bổ sung Probiotic không phải là  thuốc và cũng không phải là yếu tố duy nhất quyết định sức khỏe hệ miễn dịch của trẻ. PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, cho rằng với trẻ nhỏ, việc sử dụng sữa có chứa Probiotic được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn là rất tốt, vì đã có nhiều nghiên cứu về lợi ích của sữa có bổ sung Probiotic đối với sức khỏe của trẻ, nhưng khi trẻ bị bệnh, cha mẹ vẫn cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

     

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục