Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó giám đốc Sở Y tế kiểm tra tình hình kinh doanh tại nhà thuốc Hà Việt (P. Đồng Tiến- TP. Hòa Bình)
(HBĐT) - Vừa qua, Phó Thủ trướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Chỉ đến lúc này, những người hoạt động trong ngành y và ngay chính người dân mới giật mình nhìn lại thói quen sử dụng thuốc ngoại vốn đã tồn tại từ lâu. Dư luận băn khoăn với câu hỏi: Liệu đây có phải là thời cơ vàng để thuốc nội tăng tính cạnh tranh trên thị trường?
Có một thực tế dễ nhận thấy, với các mặt hàng thông thường, giá cả luôn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định của người tiêu dùng. Cũng chính vì thế, mất một thời gian dài, hàng trong nước không đủ sức cạnh tranh với hàng tiểu ngạch của các nước lân cận, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tâm lý này lại “đảo chiều” với mặt hàng thuốc. Không ít người dân có quan niệm, vì để chữa bệnh nên thuốc phải là loại tốt nhất. Họ cho rằng, giá thuốc tỷ lệ thuận với chất lượng, do đó, mặc cho thuốc sản xuất trong nước có thành phần, tác dụng tương tự thuốc nhập ngoại, giá thành có khi chỉ bằng một nửa nhưng vẫn không được người dân tin dùng.
Theo số liệu thống kê, thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ khoảng 55% nhưng tỷ lệ thuốc nội được sử dụng trong các bệnh viện chỉ ở mức khoảng 20%. Con số chênh lệch này cho thấy thị trường dược phẩm nội địa đang thực sự lép vế và chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các daonh nghiệp dược nước ngoài. Chưa kể đến là hàng loạt loại thuốc bảo hộ độc quyền, câu kết độc quyền hoặc tự đoạt vị trí độc quyền có giá “trên trời” nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua để sử dụng. Vì thế, vấn đề kiểm soát các loại thuốc độc quyền và thuốc sử dụng số lượng lớn là yêu cầu đặt ra đối với các ngành chức năng. Chỉ đến khi kiểm soát được vấn đề này mới hy vọng mở đường cho thuốc nội đoạt được vị trí cạnh tranh.
Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng, thuốc là sản phẩm đặc thù và đã từ lâu người tiêu dùng không được quyền lựa chọn mà phụ thuộc vào kê đơn, chỉ dẫn của bác sĩ. Chúng tôi gặp bà Bùi Thị Mơ (P. Tân Hoà- TP Hoà Bình) đang loay hoay trước một cửa hiệu thuốc. Bà chia sẻ: Con trai tôi bị ốm, sốt cao, đau họng và ho. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm họng. Tôi định đi mua thuốc, song nếu theo đơn kê thì đắt quá. Cô dược sĩ có gợi ý chuyển sang dùng thuốc nội nhưng tôi băn khoăn. Không biết đổi thuốc liệu có còn hiệu quả không?
Nhìn vào đơn thuốc bà cầm trên tay, chúng tôi ngạc nhiên vì có tới 80% là thuốc ngoại, trong đó, không ít loại đã được sản xuất tại các Công ty dược nội địa. Thế mới thấy thuốc nội lép vế ngay trên sân nhà cũng là điều không khó lý giải. Liệu rằng, để tạo cơ hội cho “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, có lẽ nào cần phải vận động “Bác sĩ Việt Nam ưu tiên kê thuốc Việt Nam” trước đã?
Trao đổi nhanh với ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó giám đốc Sở Y tế, chúng tôi được biết, hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cuộc vận động chuyển tới các tỉnh. Tuy nhiên, ngay khi nhận được các văn bản hướng dẫn cụ thể, chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành triển khai cuộc vận động đến mọi CB- CNVC trong toàn ngành y tế.
Hy vọng cùng với nỗ lực đó, cuộc vận động sẽ nhanh chóng được triển khai trong thời gian tới và thực sự trở thành động lực, góp phần tăng tính cạnh tranh cho thuốc nội trên thị trường trong nước.
Hải Yến
Bác sĩ chỉ nên kê đơn thuốc làm giảm cholesterol máu cho những người không muốn thay đổi lối sống hay những người đã thay đổi lối sống rồi nhưng nồng độ lipid còn cao hơn mục tiêu điều trị. Thay đổi lối sống không tốn kém và đặc biệt là không có tác dụng phụ. Ngoài việc làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, nó còn giúp làm cải thiện tâm lý và tinh thần của người bệnh tim mạch.
(HBĐT) - Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20/5/2010 quy định người lớn chở trẻ em trên 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm (MBH) hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Quy định trên nhằm mục đích bảo đảm sự an toàn, giúp trẻ sớm có ý thức chấp hành Luật GTĐB. Thế nhưng kể từ khi ban hành, việc thực hiện quy định trên vẫn còn lỏng lẻo.
Có một trí nhớ tốt là mơ ước của mọi người nhất là học sinh, sinh viên và những người lao động trí óc, đặc biệt là những người đứng trên bục giảng. Nhưng, vì nhiều lý do khác nhau như thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục, chế độ ăn uống... nên khả năng ghi nhớ của mỗi người cũng khác nhau. Để bảo vệ và tăng trí nhớ, thuốc cổ truyền cũng đóng một vai trò quan trọng.
“Sự kiện” bé mọc những chiếc răng nhỏ xíu, xinh xinh và bắt đầu chóp chép tập ăn đánh dấu một giai đoạn quan trọng: Bé bước vào độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, cho trẻ ăn gì, ăn như thế nào mới đủ chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại không hề là việc dễ dàng với mẹ trong lúc này!
Sống chung, sống riêng, sống một mình hay vào nhà dưỡng lão… là những câu hỏi không chỉ đối với nhóm người cao tuổi (NCT) mà còn là câu hỏi của những người thân, con cháu có bố mẹ, ông bà nay đã bước vào giai đoạn tuổi cao, yếu sức cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Theo khuyến cáo của các chuyên gia ở quỹ NCT Mỹ thì vì 6 lý do sau đây NCT không nên sống độc thân, sống một mình, xa lánh gia đình hay cộng đồng.
Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn những vi sinh có lợi cho cơ thể. Vậy là trẻ có nguy cơ chưa hết bệnh cũ lại mắc bệnh mới… Để gỡ mối lo này, cha mẹ cần biết cách phòng bệnh cho con mình.