Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh…là những chứng ho rất thường gặp. Chứng ho này thường tái phát vào các thời điểm giao mùa, hoặc mùa lạnh. Người bệnh dễ bị kích thích tại vùng họng gây ngứa rát họng và ho. Ho không chỉ tái phát nhiều lần mà còn kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tức ngực, bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Những đối tượng hay bị ho thường có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công
Để đề phòng các trường hợp ho do dị ứng thời tiết, người bệnh nên chú ý những vấn đề sau: Hạn chế tác nhân gây dị ứng bằng việc chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc buổi tối khi đi ngủ. Khi ra ngoài vào trời lạnh nên mặc ấm, đeo khẩu trang, quàng khăn kín cổ. Không nên uống nước lạnh, ăn đồ ăn nguội lạnh…
Bồi bổ sức khỏe, sinh hoạt điều độ để có được thể chất tốt, nâng cao sức đề kháng là yếu tố quan trọng để phòng bệnh nói chung và đề phòng ho nói riêng. Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng Mật ong vừa có lợi cho sức khỏe, vừa là một vị thuốc thiên nhiên giúp giảm ho hiệu quả. Uống một ly nước ấm pha mật ong vào mỗi sáng giúp cơ thể khỏe mạnh. Người mắc bệnh mạn tính, sử dụng Mật ong đều đặn sẽ giúp tăng cường thể trạng, chống mệt mỏi và giúp bệnh chóng bình phục hơn. Mật ong cũng là phương thuốc dân gian chữa ho quen thuộc với con người ở khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, tác dụng giảm ho của Mật ong được khoa học chứng minh là còn tốt hơn nhiều thuốc tân dược vẫn thường dùng. Không chỉ giảm ho tốt, Mật ong còn là phương thuốc chữa ho an toàn, thích hợp với các trường hợp ho lâu ngày, ho dễ tái phát. Tiến sĩ Ian Paul, trường ĐH Pensylvania khi so sánh tác dụng giảm ho của Mật ong đã kết luận “Kết quả rõ rệt đến nỗi chúng tôi khẳng định Mật ong tốt hơn tất cả các thuốc mua ở quầy”. Theo ông “Mật ong cũng là liệu pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên dùng cho trẻ trên 1 tuổi khi chúng bị ho hay cảm cúm…”.
Mật ong có thể dùng dưới dạng nguyên chất để chữa ho hoặc kết hợp với 1 số thảo dược quen thuộc như lá hẹ, quất, tỏi, đu đủ, cánh hoa hồng, cà rốt…Với những người thường xuyên bị ho, nên có sẵn một chai Mật ong tại nhà để có thể dùng làm thuốc hoặc chế biến thành thuốc giảm ho khi cần.
Mật ong cũng được kết hợp trong một số thuốc ho đông dược (như thuốc ho Bảo Thanh) vừa giúp bảo quản thuốc, vừa phát huy tác dụng dược lý riêng: Giảm ho, kháng khuẩn, giúp mau lành niêm mạc hầu họng bị viêm và đau rát, nâng cao thể trạng. Thích hợp trong điều trị các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày như ho do dị ứng thời tiết…
Theo SKĐS
Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh…là những chứng ho rất thường gặp. Chứng ho này thường tái phát vào các thời điểm giao mùa, hoặc mùa lạnh. Người bệnh dễ bị kích thích tại vùng họng gây ngứa rát họng và ho. Ho không chỉ tái phát nhiều lần mà còn kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tức ngực, bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Những đối tượng hay bị ho thường có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công. Ảnh minh họa
Cận thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp và đang có xu hướng gia tăng, trở thành một vấn đề hết sức bức xúc của y tế học đường trong những năm gần đây. Nguyên nhân có nhiều nhưng những vấn đề như xem tivi và chơi game quá mức, bàn ghế ngồi học không thích hợp, diện tích phòng học chật hẹp trong khi sĩ số học sinh quá đông, chất lượng bảng và chữ in trong sách giáo khoa không tốt, học thêm quá nhiều... là các yếu tố cơ bản tác động làm cho cơ điều tiết của mắt mệt mỏi kéo dài, khả năng điều tiết giảm xuống mà gây thành bệnh.
Nếu trẻ ho, chảy nước mũi và đột nhiên bị sốt khoảng 3-5 ngày sau đó thì bố mẹ cũng nên kiểm tra tai của bé bởi nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tai. Trẻ có thể sẽ tỏ ra quấy khóc hơn bình thường, khó khăn khi ăn và nuốt như là trẻ đang bị đau đớn.
Probiotic có vai trò thế nào đến việc phát triển thể lực của các em nhỏ cùng nhiều vấn đề liên quan đang được các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng và đại diện tập đoàn Arla Foods giải đáp. Xin mời độc giả theo dõi buổi giao lưu đặc biệt này.
(HBĐT)- Theo Chi cục ATVSTP, tính đến hết 6 tháng đầu năm, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm làm 310 người mắc, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Cũng theo cơ quan này, con số trên chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”. Vấn đề mất ATVSTP vẫn đang ở mức đáng báo động và cần được các cấp, ngành quan tâm hơn nữa, đặc biệt là vào dịp cuối năm.
Nhiều người vì muốn ru trẻ ngủ mà cho lên võng đu đưa, thậm chí đưa võng rất mạnh vì nghĩ như thế bé mới thích. Tuy nhiên, theo bác sĩ, điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến não trẻ bị tổn thương, thậm chí tử vong.