Nghiên cứu mới đây của Bệnh viện Maasstad Hospital Rotterdam, Hà Lan, đăng tải trên tạp chí y khoa danh tiếng Arch Intern Med, cho biết uống levothyroxine - một hóc môn điều trị suy tuyến giáp rất hiêu quả, trước lúc ngủ giúp cải thiện mức hóc-môn giáp hơn so với khi uống vào sáng sớm

 

  
Tuyến giáp (thyroid) là một tuyến nội tiết, nằm trước cổ, tiết ra nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào.
 
Sự hoạt động của tuyến giáp được điều hòa bởi tuyến yên. Tuyến yên tiết ra chất TSH, thúc đẩy tuyến giáp tiết ra T4. Khi nồng độ T4 trong máu giảm, tuyến yên tiết thêm TSH, thúc đẩy tuyến giáp tiết đủ lượng T4 cần thiết. Ngược lại, nếu nồng độ T4 trong máu đã đủ hoặc cao thì tuyến yên tiết ít TSH đi, khi đó tuyến giáp sẽ tiết ít T4 phù hợp với nhu cầu cơ thể.
 
Do đó, khi có rối loạn về thần kinh và thể dịch, sẽ dẫn đến các bệnh của tuyến giáp. Người bị suy giáp cần phải bổ sung hóc môn giáp mà levothyroxine là một trong các thuốc được dùng hiện nay có hiệu quả cao.
 
Trong cuộc nghiên cứu này, đã có 90 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để tham gia và được theo dõi trong vòng 6 tháng. Họ được uống levothyroxine trước lúc ngủ kèm giả dược lúc sáng sớm; hoặc uống giả dược trước lúc ngủ và levothyroxine vào buổi sáng.
 
Kết quả ghi nhận uống levothyroxine trước lúc ngủ làm giảm mức TSH, còn khoảng 1,25mIU/L, trong khi mức bình thường đạt khoảng 3,9mUI/ml; đồng thời làm tăng mức FT4 và T3 toàn phần. Đây là con số rất lý tưởng trong việc điều trị suy tuyến giáp.
 
Nghiên cứu còn cho biết việc dùng thuốc không làm ảnh hưởng tới việc điều trị các bệnh lí khác và lưu ý nên uống levothyroxine khi không no, nếu uống lúc đói thì càng tốt.
 
 
 
                                                                                       Theo NLĐ
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trẻ từ 1- 5 tuổi địa bàn phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) tiêm vắcxin sởi trong tháng chiến dịch.
Một ca điều trị bệnh ung thư bằng kỹ thuật áp lạnh
Không có hình ảnh

Cứu thành công bệnh nhi SXH thể não

Sau gần 1 tháng điều trị bệnh sốt xuất huyết thể não, một bé gái 10 tháng tuổi đã được các BS Khoa nhiễm BV Nhi đồng 2 cứu thoát khỏi tay tử thần

Cần Thơ: 63 người nhập viện vì ngộ độc thức ăn

Vào khoảng 13 giờ ngày 23-12, tại công ty TNHH may Phong Đạt ở phường Ba Láng, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ, 63 công nhân có chung triệu chứng đau bụng, chóng mặt, nôn mửa, ngất xỉu, phải nhập viện khẩn cấp tại bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Tập huấn phòng, chống bệnh phong cho 60 cán bộ y tế 27 tỉnh, thành phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 22/12, Viện da liễu T.Ư phối hợp với Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội (Sở Y tế) đã tổ chức lớp tập huấn công tác phòng - chống bệnh phong cho 60 cán bộ y tế thuộc 27 tỉnh, thành phía Bắc.

Ngăn ngừa bùng phát dịch tiêu chảy cấp ở trẻ em

(HBĐT) - Từ đầu tháng 12 đến nay, nhiều phụ huynh đưa con đến khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khám bệnh. Trong đó, chủ yếu là bệnh nhi liên quan đến tiêu chảy và bệnh đường hô hấp kèm tiêu chảy.

Thuốc và các tác nhân hại thận

Thận là cơ quan chính của hệ tiết niệu. Một số thuốc, yếu tố môi trường, vi sinh vật, động, thực vật có thể tác động nguy hại lên nhu mô và chức năng thận gây suy thận cấp hoặc suy thận mạn dẫn đến cái chết thương tâm.

Nám, sạm da, có cải thiện được không?

Bước vào độ tuổi 30, bên cạnh những lo lắng và áp lực về công việc, gia đình, con cái, người phụ nữ cùng lúc phải đối mặt với hiện tượng nám, sạm da do tác động của tuổi tác, môi trường, khí hậu và cả hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục