Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải khám cho trẻ bị tiêu chảy.
(HBĐT) - Từ đầu tháng 12 đến nay, nhiều phụ huynh đưa con đến khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khám bệnh. Trong đó, chủ yếu là bệnh nhi liên quan đến tiêu chảy và bệnh đường hô hấp kèm tiêu chảy.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Mỗi ngày có từ 58 – 67 bệnh nhi điều trị nội trú tại khoa, trong đó 1/3 là bệnh tiêu chảy, chưa kể số trẻ được khám, chuẩn đoán và tư vấn điều trị tại gia đình. Mùa đông - xuân, thời tiết lạnh là điều kiện lý tưởng cho virus gây tiêu chảy phát triển mà tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là rotavirus. Đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nên rất dễ bùng phát thành dịch. Virus rota tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa non yếu làm trẻ bị tiêu chảy với các triệu chứng như: sốt nhẹ, quấy khóc, nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu xanh, vàng chanh hoặc màu trắng lẫn dịch nhầy. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Trường hợp nặng, tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
Dễ dàng nhận thấy tâm trạng lo lắng của các bậc phụ huynh và thể trạng mệt mỏi của các bé khi mới vào nhập viện. Bé Nguyễn Thị Thùy Linh ở tổ 20, phường Chăm Mát (TPHB) lim dim đôi mắt trũng sâu, đôi khi lại gào khóc. Chị Nguyễn Thị Xuân, mẹ bé Linh cho biết: Bé được hơn 2 tuổi. Trước khi đưa đến bệnh viện, bé bị sốt 390c, đi ngoài và nôn nhiều lần. Bố, mẹ đã đưa bé đến Trạm quân dân y khám, uống thuốc nhưng cứ uống là nôn. Mấy hôm nay, cháu nghỉ học, mẹ cũng phải nghỉ làm để chăm sóc bé. Theo bác sĩ Hải, do tiêu chảy và nôn, sốt nên cơ thể trẻ bị mất nước, đa số ở mức nhẹ và vừa, có những trẻ bị mất nước nặng. Bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị dựa vào mức độ mất nước. Tất cả các phác đồ điều trị đều sử dụng để phục hồi lại lượng nước và muối bị mất khi tiêu chảy cấp. Vì vậy, cách tốt nhất để bù nước và phòng mất nước cho trẻ, trước hết, các phụ huynh dùng dung dịch oresol. Tuy nhiên phải pha đúng theo hướng dẫn, uống đúng cách, từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Chỉ truyền tĩnh mạch cho trẻ bị mất nước nặng hoặc thất bại với đường uống.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải khuyến cáo: Với tiêu chảy không mất nước, trẻ không khát nước, lượng nước tiểu bình thường, nôn ít. Đây là trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Cho trẻ bú nhiều và lâu lơn. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, cho thêm oresol sau bú đến khi khỏi. Nếu không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống một hoặc nhiều dung dịch như oresol, nước súp, nước cơm, nước cháo. Khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Tránh quan niệm phải kiêng khem mà cho ăn đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phục hồi nhanh cân nặng và chức năng đường ruột. Thực phẩm nên chọn loại tươi, giàu năng lượng, dinh dưỡng cao có sẵn tại địa phương. Khi chế biến nên nghiền nhỏ để dễ tiêu hóa, cho thêm 5–10 ml dầu thực vật vào mỗi bữa ăn. Một số dung dịch có thể gây nguy hiểm nên tránh như nước ngọt, nước uống công nghiệp có ga, trà đường vì dễ gây tiêu chảy thẩm thấu và tăng natri máu. Một bước tiến mới trong điều trị tiêu chảy là cho trẻ uống bổ sung kẽm. Cho trẻ uống càng sớm càng tốt ngay khi tiêu chảy bắt đầu. Kẽm sẽ làm rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh, tăng hệ miễn dịch, giúp trẻ ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới trong vòng 2 – 3 tháng sau điều trị. Kẽm còn giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng. Các phụ huynh tuyệt đối không tự dùng thuốc kháng sinh vì không những không làm bệnh thuyên giảm mà còn gây loạn khuẩn đường ruột. Không cho uống nước lá ổi, quả hồng xiêm xanh, thuốc cầm tiêu chảy, chống nôn… vì chúng làm hạn chế đào thải virus, vi khuẩn ra ngoài dẫn đến ứ đọng lại, gây nhiều hậu quả khó lường như trướng bụng, sốt cao, nhiễm trùng, viêm ruột. Với tiêu chảy có mất nước, trẻ vật vã, kích thích, mắt trũng, khát nước, nếp véo da mất chậm. Khi trẻ bị mất nước nặng có các dấu hiệu: li bì hoặc khó đánh thức, mắt trũng, không uống được nước hoặc uống kém, nếp véo da mất rất chậm. Nếu trẻ thuộc hai trường hợp trên và tiêu chảy nghi ngờ có nhiễm khuẩn như phân nhầy máu thì đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Để phòng bệnh tiêu chảy mùa đông, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn. Phân của trẻ bị bệnh phải được xử lý an toàn nếu không sẽ là nguồn lây bệnh ra cộng đồng, gây bùng phát thành dịch lớn. Nguyên tắc này cần được các bậc cha mẹ tuân thủ nghiêm vì đã có khá nhiều trường hợp lây nhiễm chéo ngay tại bệnh viện như trường hợp cháu Vũ Công Đức lúc đầu nhập viện chỉ bị viêm vế quản, sau đó bị lây nhiễm tiêu chảy.
Minh Châu
(HBĐT) - Ngày 21/12, Đoàn công tác của Viện Y học phóng xạ và u bướu Quân đội đã khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 250 người là các đối tượng chính sách, người nghèo và các đối tượng khác có nhu cầu của xã Bình Hẻm (Lạc Sơn).
(HBĐT) - Hưởng ứng lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế đã quyết tâm duy trì và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Bất chấp khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nguy cơ xuất hiện các loại vi khuẩn "siêu" kháng thuốc do lạm dụng kháng sinh, nhiều bác sĩ ở phòng mạch tư và bệnh viện vẫn thẳng tay kê đơn tràn lan.
BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, đến nay, cả nước có 53 triệu người tham gia BHYT (chiếm 61% dân số), tăng gần 8 triệu người so với trước khi thực hiện Luật BHYT. Trong số những nhóm đối tượng đang tham gia BHYT thì người nghèo chiếm nhiều nhất với 13,5 triệu người, tiếp đó là trẻ em dưới 6 tuổi với gần 10 triệu trẻ có BHYT.
Tôi đang mang thai lần đầu, hiện thai nhi đã được 20 tuần tuổi. Nghe nói, có thể giúp trẻ phát triển trí não và trí thông minh ngay từ bây giờ bằng chế độ ăn uống của người mẹ. Vậy, tôi nên ăn những thức ăn gì để con sau này thông minh? (Nguyễn Thu Trang, Yên Hòa, Cầu Giấy).
Muốn giảm béo một cách khỏe mạnh, hãy thêm các loại rau sau trong bữa ăn hằng ngày: