Một ca điều trị bệnh ung thư bằng kỹ thuật áp lạnh

Một ca điều trị bệnh ung thư bằng kỹ thuật áp lạnh

Bằng dụng cụ chuyên biệt, các bác sĩ sẽ buộc những khối u đông thành đá và chết... vì lạnh, sau đó tự tiêu hủy. Kỹ thuật áp lạnh này đã giúp bệnh nhân ung thư thêm cơ hội điều trị

 
Hơn 60 bệnh nhân đã được điều trị ung thư bằng “liệu pháp lạnh” tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Bệnh nhân H.T.N (67 tuổi, ngụ Hà Nội) nhập viện trong tình trạng xơ gan, các khối u xuất hiện tại nhiều vị trí ở cả hai thùy gan.
 
Trước đó, bệnh nhân N. đã được cắt dạ dày tại Bệnh viện K. Tình trạng bệnh cộng với tuổi cao không cho phép chỉ định một cuộc phẫu thuật. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật áp lạnh ở nhiệt độ âm 130OC để tiêu diệt các khối u ở vùng gan trái. Bệnh nhân đã sống khỏe mạnh sau hơn 2 năm điều trị. Đây là một trong những ca điển hình về sử dụng kỹ thuật áp lạnh để điều trị ung thư gan.
 
Làm lạnh... khối u
 
PGS-TS Triệu Triều Dương, Chủ nhiệm Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết kỹ thuật áp lạnh đã được bệnh viện này ứng dụng điều trị cho hầu hết các dạng ung thư như ung thư vú, gan, trực tràng, đại tràng, dạ dày, ung thư cổ tử cung... Có nhiều bệnh nhân trước đó đã chữa trị bằng các phương pháp khác như hóa trị, xạ trị nhưng không hiệu quả.
 
 
Một ca điều trị bệnh ung thư bằng kỹ thuật áp lạnh


Áp lạnh là kỹ thuật sử dụng chất lỏng ở nhiệt độ cực thấp hoặc những thiết bị làm đông cứng để phá hủy các tế bào ở khu vực cần điều trị. Với phương pháp này, các bác sĩ nội soi xác định vị trí khối u, sau đó dùng đầu dò qua da, đưa chất làm lạnh vào khối u sao cho chỉ làm lạnh khối u mà không ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận. Khối ung thư sẽ bị tiêu diệt bằng cách “đông đá” và chết.
 
Giảm thiểu rủi ro
 
PGS-TS Triệu Triều Dương còn cho biết căn cứ vào tình trạng khối u, bác sĩ sẽ có chỉ định về liều lượng, thời gian áp lạnh nhưng thông thường nhiệt độ để tế bào ung thư có thể “chết vì lạnh” thì phải ở khoảng từ âm 50OC cho đến âm 185OC và thời gian áp lạnh kéo dài từ 1 - 5 phút.
 
Ở điều kiện nhiệt độ và thời gian áp lạnh này, khối u sẽ hoại tử hoặc xơ hóa mà không cần phẫu thuật cắt bỏ. Ngay cả với những trường hợp cần phải phẫu thuật, hóa trị, xạ trị thì áp lạnh cũng được chỉ định để tiêu diệt khối u trước hoặc sau đó nhằm hạn chế  nguy cơ các tế bào ung thư phát tán ra vùng xung quanh và phát triển thành khối u mới.
 
Ưu điểm của kỹ thuật áp lạnh còn ở chỗ do là phẫu thuật nội soi nên bệnh nhân sẽ không bị mất máu, bề mặt vết thương cũng không để lại sẹo so với phẫu thuật mở rộng, tỉ lệ tái phát ung thư sau điều trị cũng thấp hơn việc phẫu thuật thông thường.

Quan trọng là phát hiện sớm

Theo TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), kỹ thuật áp lạnh đạt hiệu quả cao nhất khi khối u nhỏ và ở giai đoạn sớm của bệnh.
 
Trong nhiều trường hợp, kỹ thuật này vẫn được chỉ định kể cả khi các phương pháp trước đó không thể tiêu diệt khối u.
 
Tuy nhiên, cùng với kỹ thuật áp lạnh, bệnh nhân cũng không nên bỏ qua các phương pháp truyền thống như hóa trị, xạ trị, phẫu trị, nội tiết, nhất là đối với những bệnh nhân bị ung thư di căn.
 
Bởi với những trường hợp ung thư đã di căn thì mục đích của các liệu pháp điều trị là kéo dài sự sống chứ hoàn toàn không thể trị dứt bệnh.
 
“Việc phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ quyết định thời gian sống thêm cho người bệnh.
 
Những trường hợp ung thư để muộn thì việc điều trị dù bằng phương pháp nào cũng sẽ kém hiệu quả” - PGS-TS Triệu Triều Dương lưu ý.

 

                                                                                      Theo NLD

 

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục