Kính giới là cây rau gia vị rất phổ biến. Gần như kinh giới không thể thiếu trong các món như: bún ốc, bún riêu cua, bún chả, thịt luộc, lòng heo…

05/01/2011 14:45 
Kinh giới trổ hoa - Ảnh: tư liệu

Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu, dùng chữa cảm cúm, nhức đầu, phong thấp co cứng tay chân, không ra mồ hôi; giúp ra mồ hôi, lợi tiểu, chống say nắng (cảm thử), đau bụng phù nề và giải độc histamin (do ăn cua, cá).

Bộ phận có tác dụng làm thuốc là bông hoa mới chớm nở (1/3 nở hoa, 2/3 còn lại là nụ gọi là kinh giới tuệ).

Tương truyền, danh y Hoa Đà đã dùng bột hoa kinh giới sao khô, tán nhỏ để cứu sống một sản phụ bị băng huyết nặng, cấm khẩu, tay chân co rút. Sau khi được uống bột kinh giới hòa với rượu, mỗi lần khoảng 6,25g, bệnh nhân đã cầm máu và dần dần hồi phục.

Sau đây là một số bài thuốc từ hoa kinh giới:

- Chữa sốt xuất huyết: Hoa kinh giới sao đen (nếu có xuất huyết), hoặc sao khô (nếu không xuất huyết) 20g, cát căn (sắn dây) 20g, cỏ nhọ nồi (cỏ mực) 15g, kim ngân hoa 12g, lá tre tươi 30g, gừng tươi 3 lát, sắc lấy nước uống trong ngày.

- Chữa ghẻ ngứa: Sắc hoa kinh giới uống và nấu nước kinh giới để tắm.

- Cầm máu (trong ho ra máu, chảy máu cam): Bông kinh giới sao đen, tán nhỏ, mỗi lần dùng khoảng 6,25g uống với nước sôi để nguội, mỗi ngày 2-3 lần. Những người bị lao phổi ho ra máu có thể lấy 100g bột kinh giới trộn với 200g đường kính khô để nơi khô kín, mỗi ngày dùng 20g.

- Cảm thấp nặng, chân tay co quắp, gáy lưng cứng đờ, mình nặng, khớp đau rát nhiều: Kinh giới đất, địa liên, thiên niên kiện, quế chi, mỗi vị 10g, sắc (nấu) lấy nước uống.

- Chữa cảm lạnh phát sốt, nhức đầu đau mình ế ẩm không có mồ hôi: Kinh giới (hoa, cành, lá) 20g. Sắc uống xong, cho bệnh nhân uống 1 lần lúc thuốc còn nóng, sau đó cho thêm: lá bưởi 8g, cúc tần 6g, ổi 4g và 3 bát nước đun sôi, cho bệnh nhân xông. Sau khi xông đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

- Chữa cảm đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g. Gừng sống 10g, hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.

- Chữa tiêu chảy ra máu: Kinh giới tuệ sao đen và là trắc bá sao xém với lượng mỗi thứ 15-20g sắc uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày.

- Chữa kinh nguyệt ra nhiều không dứt: Kinh giới tuệ sao đen 12g, bồ hóng 8g, sao cho hết khỏi, trộn đều uống với nước chè làm một lần

trong ngày.

- Chữa mụn nhọt: Kinh giới tuệ sống 12g, mã đề, bồ công anh, kim ngân, thổ phục linh, kẻ đầu ngựa, cam thảo nam, mỗi thứ 10g, thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml uống làm 2 lần trong ngày.

- Chữa viêm họng, khản tiếng: Kinh giới tuệ sống 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ rây bột mịn trộn với mật làm viên, ngâm làm nhiều lần trong ngày.

- Chữa trĩ: Kinh giới tuệ sống, hoàng bà, ngũ bột tử, mỗi vị 12g, phèn phi 4g, sắc lấy 300-400 ml nước, dùng ngâm hậu môn hằng ngày.

- Phòng chống bệnh sởi: Kinh giới tuệ sống, vỏ quả bưởi, thanh hoa, mỗi vị 20g, đặt lên than đang đỏ hồng, dùng khói xông khắp người trong 15 phút.

 

                                                             Theo ThanhNien

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục