Tất cả những ai mắc bệnh cần phải tiếp máu đều là những người khổ, chứ không hẳn chỉ người nghèo mới khổ. Người nghèo cần được tiếp sức, còn người khổ thì đều được quyền tiếp máu, Viện trưởng Viện huyết học truyền máu TƯ Nguyễn Anh Trí khẳng định.

 
Ông Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết học Truyền máu TƯ, hết sức quan tâm tới những bài tranh luận sôi nổi của bạn đọc về chủ đề Máu nhân đạo cần được minh bạch mà Báo điện tử Dân trí nêu ra. Và ông đã có nhiều chia sẻ với các phóng viên báo chí nhân buổi họp báo Ngày hội Thanh niên hiến máu tình nguyện Thủ đô Hà Nội sáng ngày 6/1:
 

Viện trưởng Viện huyết học Truyền máu Trung ương Nguyễn Anh Trí trong buổi họp báo về Ngày hội thanh niên hiến máu tình nguyện Thủ đô Hà Nội

Thưa ông, minh bạch trong việc hiến máu và cho máu nhân đạo đang là chủ đề tranh luận sôi nổi của bạn đọc báo Dân trí, bản thân ông đánh giá sao về việc công khai minh bạch này?

Hoạt động hiến máu nhân đạo hàng năm có ý nghĩa rất mạnh, nó thể hiện một xã hội bình đẳng, mà ở đó con người luôn tương thân tương ái với nhau. Tôi đã xem rất nhiều ý kiến tranh luận trong chuyện nên hay không nên công khai minh bạch hiến máu nhân đạo và rất tâm đắc với những ý kiến phản hồi của mọi người, nhất là ý kiến của những người đã từng tham gia hiến máu nhân đạo.

Về quan điểm của riêng tôi, minh bạch hiến máu nhân đạo ở nhiều khâu thực sự cần thiết. Ví như minh bạch “cái giá” của đơn vị máu khi người bệnh phải mua để sử dụng, minh bạch cả cái giá mà người hiến máu nhận đạo nhận được khi tham gia hiến máu, mà người ta vẫn hay gọi là “phần quà” cho người hiến máu nhân đạo. Thực tế, chỉ là phần quà của người tham gia hiến máu nhân đạo nhưng cũng phải được Bộ Tài chính phê duyệt, như chỉ được chi tối đa 30.000 đồng bữa ăn cộng với 80.000 đồng làm món quà tôn vinh cho người tham gia hiến máu (có thể là cái áo, cái mũ, hoặc cái USB...). Như đơn vị chúng tôi, thậm chí phải tổ chức đấu thầu công khai người nhận trách nhiệm lo “phần quà” dành cho người hiến máu nhân đạo.

Ở nước ngoài, người tham gia hiến máu nhân đạo không có quà. Còn Việt Nam mình có quà là do chúng ta vừa có sự thay đổi trong việc đáp ứng nhu cầu nguồn máu cho các bệnh viện từ người bán máu chuyên nghiệp sang người hiến máu nhân đạo. Nhưng tương lai, chúng ta cũng nên bỏ thói quen “có quà” mang về này đi, bởi đã làm hoạt động thiện nguyện thì không ai đòi hỏi phải được nhận quà.

Theo ông, cần minh bạch trong quy trình sử dụng đơn vị máu của người hiến máu nhân đạo như thế nào?

Minh bạch trong sử dụng đơn vị máu là một quy trình vừa chuyên môn, vừa hành chính lại vừa tài chính. Ở Viện chúng tôi thì việc sử dụng đơn vị máu dành cho người bệnh hoàn toàn minh bạch, bằng chứng là đã 2 lần kiểm toán vào, kiểm toán độc lập lẫn kiểm toán nhà nước nhưng không phát hiện một sai phạm gì trong việc cung cấp đơn vị máu cho người bệnh.
 

Người tham gia hiến máu nhân đạo chỉ có mục đích giúp người bệnh được cứu sống (ảnh: Huyền Linh)

Hàng tháng có đến 70 bệnh viện đến lấy máu từ Viện của chúng tôi, mà tính trung bình mỗi ngày Viện cung cấp cho các bệnh viện ít nhất 500 đơn vị máu. Ở Viện thì việc sử dụng đơn vị máu rất minh bạch, nhưng quả thực khi về tuyến bệnh viện cũng có chuyện này chuyện kia. Tôi cũng thừa nhận rằng đối với việc sử dụng đơn vị máu của người hiến máu nhân đạo, một khi còn thiếu thì tiêu cực còn xảy ra, tất nhiên đó không phải là chuyện phổ biến.

Thưa ông, vậy các đơn vị máu của người hiến máu nhân đạo có được sử dụng cho người nghèo hay không?

Cách đây 2 năm, trong ngày hội Hiến máu tình nguyện có một chủ đề rất hay rằng: “Tiếp sức cho người nghèo, tiếp máu cho người khổ”. Người nghèo thì cần cơm ăn, áo mặc, cần tiền bạc để trang trải cuộc sống chứ không cần máu. Người nghèo mà ốm cũng chắc gì họ đã cần máu. Người nghèo ốm cần tiếp máu cũng chắc gì đã có máu phù hợp.

Tôi quan điểm rằng máu chỉ tiếp cho người khổ chứ không phải cho người nghèo, mà đã là người khổ thì người giàu mắc bệnh cũng khổ, người nghèo mắc bệnh cũng khổ. Đối với đơn vị máu thu được từ người hiến máu nhân đạo, sẽ hoàn toàn công bằng khi những người có nhu cầu, bất kể họ giàu hay nghèo, đều cần được cứu sống bằng ngân hàng máu, nhất là khi người cho máu chỉ có mục đích cao đẹp nhằm cứu sống người bệnh

Ông từng khẳng định là dịp Tết Nguyên đán thường xảy ra tình trạng thiếu máu cho người bệnh, ông có thể nói rõ hơn?

Việc cung cấp máu cho các bệnh viện, trước năm 2004 chỉ nhờ vào những người bán máu chuyên nghiệp. Kể từ năm 2004 thì Việt Nam bắt đầu khởi động phong trào hiến máu tình nguyện, nhờ đó, từ chỗ mỗi năm chỉ có khoảng 100.000 đơn vị máu cung cấp cho bệnh viện thì nay đã lên đến gần 700.000 đơn vị máu.

Như năm 2010, phong trào hiến máu nhân đạo đã góp thêm được khoảng 670.000 đơn vị máu, tương đương có khoảng 0,7-0,8% dân số tham gia hiến máu nhân đạo, trong khi yêu cầu tối thiểu cần có khoảng 2% dân số, tức là lượng máu cần thu gom cần thêm khoảng 1 triệu đơn vị máu.

Ở Hàn Quốc bình quân năm 2009 có khoảng 5,8% dân số tham gia hiến máu, Singapore là 3% dân số, ở Úc năm 2006 tôi được biết là 6-7% dân số. Tuy nhiên các nước này vẫn có những thời điểm xảy ra hiện tượng thiếu máu. So sánh để biết Việt Nam vẫn đang rất cần nguồn máu từ phong trào hiến máu nhân đạo. Có thêm nguồn máu quý giá này thì người bệnh có thêm cơ hội được cứu sống, mà ngày 9/1 này sẽ là ngày đầy ý nghĩa khi tôi được biết hàng vạn thanh niên trong cả nước sẵn sàng tham gia ngày hội hiến máu tình nguyện.

Xin cảm ơn ông!

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục