Giáo viên trường THCS Đồng Bảng quyên góp áo ấm tặng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Giáo viên trường THCS Đồng Bảng quyên góp áo ấm tặng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

(HBĐT) - Mai Châu là một trong những huyện vùng cao có nhiệt độ thấp nhất trong những đợt rét vừa qua và thường duy trì ở mức dưới 10oc. Đặc biệt, tại một số xã như Noong Luông, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò nhiệt độ còn xuống đến 2 - 4oc. Chứng kiến cảnh học sinh đến trường trong những ngày rét buốt kèm mưa phùn mới thấy hết sự nhọc nhằn của con chữ vùng cao.

 

Trường THCS Đồng Bảng chưa phải là điểm trường vùng khó khăn nhất nhưng nhiều học sinh ngồi trong lớp vẫn rét run, lập cập đôi môi tím tái trong những tấm áo phong phanh sờn cũ với đôi dép lê và đôi chân trần. Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, em Hà Thị Kim, lớp 8 lập cập mãi mới nói nên lời. Em cho biết, nhà em ở xóm Phiêng Sa cách trường 7 km. Hàng ngày, em phải dậy từ khi trời chưa sáng rõ mặt người và đi bộ đến trường. Những hôm sương mù dày đặc phải đốt đuốc vừa cho sáng vừa để sưởi ấm. Sợ nhất là những hôm rét kèm mưa như ngày 11/1, chiếc áo len mặc ngoài bị ướt.  Mới vào tiết học đầu tiên tay còn cóng chưa viết được hoặc viết rất xấu, phải đến tiết 2 hoặc 3 mới tạm ổn. Nhìn quanh lớp học vỏn vẹn hơn 10 học sinh thì cũng chỉ có chúng tôi và cô giáo là được mặc ấm nhất. Ấy vậy mà, em Kim vẫn thủ thỉ rằng còn nhiều bạn khác khó khăn, mặc phong phanh hơn. Đúng như lời Kim nói, chúng tôi đến lớp 7, cả lớp có 10 học sinh thì vắng 3 em. Thầy giáo cho biết, rét quá nên các em ở xa tự nghỉ học. Ngồi ngay bàn đầu tiên, em Hà Công Đức (xóm Vắt) trông nhỏ hơn tuổi của mình và đáng thương nhất. Mọi người dù đã áo len trong, áo khoác ngoài nhưng vẫn suýt xoa vì rét thì em chỉ mặc hai chiếc áo mỏng manh, không giày, không tất, không găng tay, chỉ có chiếc mũ len là mới được các thầy, cô cho. Em tâm sự: Nhà em ở xóm Vắt. Mẹ bỏ đi từ hồi 4 tháng tuổi, em ở cùng với bố, bác và bà nhưng bác bị bệnh thần kinh, còn bà đã già. Mọi miếng ăn đều dồn lên đôi vai của bố nên buổi sáng đi học, chiều về đi chăn bò phụ giúp. Có những hôm đi học sáng không được ăn gì, bố cũng không có tiền để mua nhiều quần áo. Thầy Hiệu trưởng Phạm Văn Nhân cho biết: Trường có 4 lớp, 48 học sinh. Mấy ngày qua, nhiệt độ xuống thấp, buổi sáng đo được 6oC, đến trưa lên 7 – 8oC. Nhiều xóm cách xa trường, không ít gia đình học sinh lại chưa có điều kiện nên chưa chăm lo cho con tốt để đến trường. Một số học sinh đã tự nghỉ học, sĩ số các lớp học không ổn định, phần nào ảnh hưởng đến việc dạy và học. Nhà trường đã điều chỉnh thời gian học muộn hơn, đồng thời phát động quyên góp quần, áo ấm tặng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

 

Do rét đậm, nhiệt độ xuống thấp, trường tiểu học Đồng Bảng đã cho 86 học sinh nghỉ học từ ngày 12/1; trường mầm non cho 109 cháu nghỉ từ ngày 10/1. Tuy nhiên, các cô giáo vẫn đến trường sinh hoạt chuyên môn, dọn dẹp lớp học để sẵn sàng đón các em trở lại lớp khi thời tiết ấm lên. Các trường cũng đã xây dựng kế hoạch học bù để đảm bảo khung chương trình. Cô Nguyễn Thị Hà, Hiệu phó trường tiểu học Đồng Bảng cho biết: Khi cho học sinh nghỉ học, nhà trường cũng đã tuyên truyền đến phụ huynh chú ý chăm sóc con khi ở nhà, không cho chơi ở ngoài trời mưa, rét, đảm bảo sức khỏe để học tập khi trở lại trường. Đó cũng là tình hình chung tại các điểm trường ở vùng khó khăn.

 

Theo thông tin từ phòng GD&ĐT Mai Châu, một số trường tiểu học khu vực xung quang thị trấn vẫn tiếp tục học, khâu giữ ấm, chăm sóc sức khỏe học sinh được coi trọng. Một trong những trường vẫn duy trì tốt việc dạy và học là trường tiểu học thị trấn. Là ngôi trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 nên CSVC, trang thiết bị đều đảm bảo. Học sinh chủ yếu cũng là con em của cán bộ, CNVC nên được quan tâm chăm sóc chu đáo. Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Thủy cho biết: Trường đã điều chỉnh thời gian vào lớp từ 7g30 lên 8 giờ đồng thời nhắc nhở phụ huynh giữ ấm cho con khi đi từ nhà đến trường. Các phòng học đều kín gió, đủ ánh sáng. Tất cả học sinh đều có chăn ấm, ăn nóng, đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh nên sức khỏe đều tốt khi ở bán trú. Bên cạnh đó, trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời, giờ thể dục cũng được học trong lớp. Nhà trường cũng phát động quyên góp quần, áo ấm tặng cho học sinh vùng khó khăn được hàng trăm bộ.

 

Ông Nguyễn Hữu Cường, Phó phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Toàn huyện có 22 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 19 trường THCS, 4 trường PTCS. Trong những ngày qua, nhiệt độ trên địa bàn huyện giảm thấp dưới 100C. Trong khi đó vẫn còn 58/761 phòng học tạm, nhiều trường chưa có công trình phụ trợ, một số chi trường lẻ CSVC đã xuống cấp. Thực hiện công văn của Sở GD&ĐT hướng dẫn cho học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt, phòng đã chỉ đạo các trường tùy điều kiện thực tế ở địa phương để có phương án cụ thể. Từ chiều ngày 10/1, bậc học mầm non và tiểu học tại 13 xã đã cho học sinh nghỉ học tránh rét. Một số trường cũng tiếp tục cho học sinh nghỉ khi nhiệt độ giảm sâu. Mặc dù học sinh được nghỉ học nhưng giáo viên vẫn đến trường sinh hoạt chuyên môn bình thường. Chương trình học cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi các trường đã có dự phòng và học trước 2 tuần từ ngày 15/8. Kế hoạch dạy bù cũng đã được xây dựng khi thời tiết ấm lên.

 

                                                                                Cẩm Lệ

 

 

 

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục