Bệnh nhân trầm cảm cần được sự trợ giúp của gia đình.

Bệnh nhân trầm cảm cần được sự trợ giúp của gia đình.

Nhìn chung, các bệnh tâm thần đều cần điều trị củng cố trong một thời gian dài. Sau khi điều trị giai đoạn cấp ở bệnh viện, bệnh nhân thường được điều trị củng cố tiếp tục tại gia đình. Vì thế, việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị củng cố. Trong khuôn khổ bài viết này xin được đề cập tới việc chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà.

 

Trầm cảm là rối loạn tâm thần hay gặp (3% nam giới và 9% nữ giới), bệnh tiến triển kéo dài và rất hay tái phát. Việc điều trị củng cố bằng thuốc chống trầm cảm đóng vai trò quan trọng để chống tái phát.

Thái độ của các thành viên trong gia đình đối với bệnh nhân

Bệnh nhân cần được sự đồng cảm giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình. Mọi người cần biết rằng trầm cảm là một bệnh chứ không phải là lười nhác hoặc giả vờ. Thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân rất hay than phiền về các rối loạn cơ thể của mình như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt… Ngoài ra bệnh nhân còn hay than phiền giảm trí nhớ, khó tập trung, luôn bi quan, chán nản. Chính những điều than phiền của bệnh nhân khiến những người trong gia đình rất khó chịu. Dần dần họ mất đi sự cảm thông với bệnh nhân, tỏ ra khó chịu khi bệnh nhân kêu ca. Nhiều khi, họ quay ra chế giễu bệnh nhân, cho là bệnh nhân lười nhác không có ý chí phấn đấu, khắc phục khó khăn. Khi đó bệnh nhân sẽ dần cảm thấy mình mất chỗ dựa về tinh thần. Họ không dám thổ lộ với mọi người về bệnh tật. Bệnh nhân giấu mình sống khép kín, ngại tiếp xúc với xung quanh. Họ cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình mình.

Nhưng trái lại, các thành viên trong gia đình của bệnh nhân cũng tránh thái độ quá sốt sắng, lo lắng về bệnh tật của bệnh nhân. Nhiều ông bố, bà mẹ vì thương con và thiếu hiểu biết nên khi thấy con mình kêu đau đầu, đánh trống ngực… đã lo lắng, vội vàng chạy tìm bác sĩ để khám xét. Làm như vậy không có lợi mà có thể khiến bệnh nhân lo lắng thêm, cho là bệnh của mình là quá nặng và khó chữa.

Các thành viên trong gia đình cần hiểu rằng trầm cảm là một bệnh tâm thần hay gặp, có nhiều triệu chứng cơ thể như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn… Nhưng trầm cảm không phải là bệnh nan y, có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc chống trầm cảm. Nhìn chung, nếu được điều trị đúng, các triệu chứng hầu như hết sau 4-6 tuần.

Chăm sóc bệnh nhân

- Chán ăn: Cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng, hợp khẩu vị với bệnh nhân.

Nếu có thể thì cho bệnh nhân ăn theo chế độ tự chọn trong thời gian đầu điều trị.

Mất ngủ: Nếu bệnh nhân bị mất ngủ, không nên cho bệnh nhân ngủ trưa. Không cho bệnh nhân đi ngủ quá sớm. Tránh để bệnh nhân nằm trên giường suốt ngày, vì như thế sẽ làm mất ngủ nặng thêm. Yêu cầu bệnh nhân đi lại, vận động trong ngày, nhưng tránh vận động nhiều vào buổi tối (vì sẽ gây khó ngủ).

Mệt mỏi: Bệnh nhân trầm cảm hay mệt mỏi suốt ngày, đặc biệt buổi sáng họ luôn than phiền về điều này. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải động viên bệnh nhân tập vận động. Bắt đầu là việc ngồi dậy, đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong nhà. Khi đã quen có thể yêu cầu bệnh nhân làm các công việc đơn giản, nhẹ nhàng như nhặt rau, nấu cơm, quét nhà. Cũng nên yêu cầu bệnh nhân tập các môn thể thao trước đây bệnh nhân yêu thích như cầu lông, bóng bàn, bơi lội…

Chú ý, trí nhớ kém: Có thể đọc cho bệnh nhân nghe những mẩu truyện ngắn, những bài thơ hay mà bệnh nhân yêu thích. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân đọc các bài báo, xem tivi, nghe đài… thời lượng nên tăng dần để tránh làm bệnh nhân mệt mỏi, chán nản.

Thuốc uống: Dùng thuốc chống trầm cảm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc đầu bệnh nhân có thể cảm thấy một số tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, đầy bụng, mệt mỏi… giải thích cho bệnh nhân đó là điều bình thường và tiếp tục uống thuốc. Vì các tác dụng phụ này, bệnh nhân hay tự ý bỏ thuốc. Mặt khác, bệnh nhân hay quên nên không uống thuốc đúng chỉ dẫn, do vậy người nhà phải cho bệnh nhân uống thuốc hằng ngày. Phải kiểm tra xem bệnh nhân có uống thuốc thật không (hay giấu thuốc rồi vứt đi), uống có đủ liều không (hay bớt thuốc lại). Tốt nhất là giao việc quản lý thuốc cho một thành viên nhất định trong gia đình. Chỉ thay thế bằng người khác khi trong tình huống bất khả kháng.

Tái khám: Nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ, báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bệnh nhân. Sau 1-2 tháng điều trị, bệnh nhân đã ổn định nên sinh ra tâm lí chủ quan, cho rằng mình đã khỏi bệnh. Vì vậy họ không đến khám bệnh nữa và bỏ điều trị củng cố. Điều này rất nguy hiểm vì bệnh nhân không được điều trị củng cố đầy đủ nên bệnh rất dễ tái phát. Khi bệnh tái phát, thường phải mất nhiều công sức điều trị hơn và thời gian điều trị củng cố cũng phải kéo dài hơn trước rất nhiều.             
Bệnh nhân trầm cảm cần được sự trợ giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình.
 
                                      TS. Bùi Quang Huy        
                  (Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103)
 
 
                                         
                                                                                   Theo SK&ĐS
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Một số sản phẩm cốc nhựa in hình hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tại siêu thị ở Khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội)

Thuốc chống động kinh: Dùng sai hại hơn không dùng

Việc phát hiện ra động kinh và điều trị là cần thiết. Nhưng nếu sử dụng thuốc chống động kinh tuỳ tiện thì có thể gây nguy hại nặng nề hơn cả khi không dùng thuốc.

Đục nhân mắt trẻ nhỏ

Nhân mắt hay còn gọi là thể thủy tinh, nó là một thấu kính trong suốt, nằm ở ngay sau đồng tử. Nhân mắt bình thường trong suốt và có khả năng điều tiết và hội tụ các tia sáng lên võng mạc nơi điểm vàng, giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật xung quanh. Nhưng khi có biểu hiện khác thường như nhân mắt bị đục, khiến cho những tia sáng không thể đi qua được, tùy theo mức độ đục mà trẻ có thể nhìn mờ hoặc không nhìn thấy gì. Khác với người lớn, đục nhân mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi) gây cản trở lớn cho sự phát triển chức năng thị giác, thường dẫn đến chứng nhược thị.

“Cảm ơn thầy thuốc bộ đội biên phòng Việt Nam”

Đến với bản Thoọng Pẹ, huyện Căm Cớt, tỉnh Bôlykhămsay, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào bất cứ lúc nào, bạn sẽ được đắm mình trong những cái bắt tay thật chặt, những lời tâm tình không cần phiên dịch và bài hát “Việt Lào Sa-ma-khi” thắm nồng tình đoàn kết, ấm áp như sắc hoa cải Mèo vụ đông. “Khọp chay thàn mỏ năn thà hán sà đẻn Việt Nam” (Cảm ơn thầy thuốc bộ đội biên phòng Việt Nam ) - suốt ba năm nay, kể từ ngày Trạm y tế quân dân y kết hợp Thoọng Pẹ do đồn Biên phòng cửa khẩu Cầu Treo xây dựng để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân một số bản làng biên giới nước bạn, câu nói ấy vẫn luôn được bà con thốt lên để tỏ lòng tri ân tới các bác sĩ quân y Việt Nam

Mai Châu chủ động tránh rét cho học sinh

(HBĐT) - Mai Châu là một trong những huyện vùng cao có nhiệt độ thấp nhất trong những đợt rét vừa qua và thường duy trì ở mức dưới 10oc. Đặc biệt, tại một số xã như Noong Luông, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò nhiệt độ còn xuống đến 2 - 4oc. Chứng kiến cảnh học sinh đến trường trong những ngày rét buốt kèm mưa phùn mới thấy hết sự nhọc nhằn của con chữ vùng cao.

Kiểm dịch, kiểm soát trên 380.000 con gia súc

(HBĐT) - Năm 2010, hoạt động của 12 chốt kiểm dịch trên địa bàn toàn tỉnh được tăng cường giúp kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật vận chuyển, góp phần khống chế và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

6 không trong ngày đông

Ở trong phòng ấm áp, đi tất dày, tầng tầng lớp lớp áo quần có thực giúp bạn chống lại được rét buốt? Dưới đây là 6 không cho mùa đông lạnh kỷ lục này

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục