Năm nay tôi 62 tuổi và bị đái tháo đường týp 2. Dạo này tôi hay bị xây xẩm mặt mày, tay chân run rẩy. Hiện tượng ấy có phải là do diễn biến bệnh nặng thêm không?

 

Nguyễn Thanh Bình (Ba Đình)

- Hiện tượng đó có thể do hạ đường huyết (ĐH) gây nên bởi người bệnh thường hạn chế ăn chất bột đường với mục đích tích cực chữa bệnh, phòng biến chứng. Nhưng dù mắc bệnh đái tháo đường, chúng ta vẫn cần một khẩu phần bột đường đủ mức cần thiết, chủ yếu là loại ngũ cốc nguyên hạt. Tế bào não duy nhất chỉ sử dụng glucose làm thức ăn mà không sử dụng mỡ, protein như mọi tế bào khác. Do vậy, nếu ĐH hạ đột ngột xuống dưới 4mmol/l sẽ có ngay các triệu chứng thần kinh: run rẩy, mắt hoa, xây xẩm; nếu giảm tới 3mmol/l sẽ có bủn rủn, choáng váng, vã mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, mạch yếu... Cùng một mức độ giảm ĐH, người lớn tuổi thường có bệnh cảnh nặng hơn, khó cứu chữa hơn. Nếu hạ ĐH từ từ, thoạt tiên thấy đói cồn cào, bộ máy tiêu hóa co bóp mạnh, sau đó cũng là run rẩy, mắt hoa, vã mồ hôi lạnh, tứ chi bủn rủn; do diễn biến kéo dài nên cơ thể người trẻ tuổi đủ thời gian để kịp điều chỉnh (huy động protein), trái lại, ở người cao tuổi quá trình này chậm chạp và kém hiệu lực hơn.

Trong tình trạng này, người cao tuổi cần ăn ngay các loại bột đường dễ hấp thu: kẹo, bánh ngọt, khẩn cấp hơn có thể dùng nước đường (không dùng đường hóa học), nước trái cây, sữa... Trường hợp khẩn cấp phải truyền glucose vào máu.

Bố tôi năm nay 73 tuổi và vừa phải trải qua một cuộc phẫu thuật. Sức khỏe ông khá yếu, ăn được rất ít và cũng chỉ mới ăn những thức ăn mềm. Tôi cũng đã cho ông dùng sữa nhưng ông bị táo bón. Tôi có thể chọn loại sữa nào để vừa giúp bố tôi nhanh hồi phục sức khỏe mà không bị táo nữa không?

- Khi trải qua một cuộc phẫu thuật, dù lớn hay nhỏ, cũng sẽ tạo ra một kích ứng về chuyển hóa nên cơ thể cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nếu không sẽ suy dinh dưỡng và lâu lành vết thương. Dinh dưỡng không hợp lý còn làm cho cơ thể gầy yếu do mất dần bắp thịt, rối loạn các chất và nội tiết tố, làm ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiêu hóa, hô hấp.

Sau khi mổ, bố bạn cần được bảo đảm cung cấp đầy đủ năng lượng. Nên cho ông ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với những thức ăn đa dạng. Nếu ông ăn ít thì nên bổ sung sữa là tốt nhất. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm sữa EnPLus, được các chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood nghiên cứu giúp cho người bệnh, người cao tuổi phục hồi nhanh, đặc biệt là các trường hợp như bố bạn. Đây là loại sữa giàu năng lượng và đạm có giá trị sinh học cao, có MUFA & PUFA là các axit béo không no giúp kiểm soát tốt hệ tim mạch, huyết áp, chống viêm, nhiễm và hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, Enplus không chứa lactose và bổ sung thêm FOS giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ đường ruột khỏe mạnh, giúp hấp thu tối đa các dưỡng chất. Sản phẩm không chứa Gluten và không Cholesterol rất thích hợp với người lớn tuổi.

Chuyên mục được thực hiện với sự cố vấn của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia

Để được tư vấn, xin vui lòng gửi câu hỏi về hộp thư
tuvandinhduong@nutifood.com.vn. Các câu hỏi qua email sẽ được giải đáp tại chuyên mục Tư vấn dinh dưỡng, Báo Hànộimới vào thứ tư và thứ sáu hằng tuần do PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia tham gia cố vấn.
Bạn đọc cũng có thể gọi đến số điện thoại: 08.38112584 để được chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood tư vấn trực tiếp.

 

 
                                                        Theo BaoHaNoiMoi

 

 


 


 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục