Một số sản phẩm cốc nhựa in hình hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tại siêu thị ở Khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội)

Một số sản phẩm cốc nhựa in hình hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tại siêu thị ở Khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội)

Cốc thủy tinh, cốc nhựa... bày bán tại các siêu thị, cửa hàng đều có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc. Các sản phẩm rất phong phú về chủng loại và hoàn toàn không có bất cứ thông tin nào khuyến cáo đính kèm...

 
Ngay khi thông tin khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng cốc thủy tinh, cốc nhựa có xuất xứ từ Trung Quốc chứa hàm lượng chì cao vượt mức cho phép hàng nghìn lần, trong đó có nhiều chất độc hại làm giảm trí thông minh của trẻ em của Cục quản lý chất lượng hàng hóa, sản phẩm đưa ra, khảo sát của phóng viên Dân trí tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng cho thấy mặt hàng này cực phong phú.

Tại một siêu thị ở Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội, khảo sát của chúng tôi tại gian hàng bán các sản phẩm cốc thủy tinh, cốc nhựa, hàng có xuất xứ “Made in China” chiếm đến 70% sản phẩm, còn lại một số ít là của Thái Lan, Hàn Quốc... Đáng chú ý hơn, xen lẫn trong các sản phẩm bằng nhựa là những chiếc cốc in hình hoạt hình - “nghi phạm” chủ yếu chứa hàm lượng chì cao hàng nghìn lần mà Cục quản lý chất lượng hàng hóa sản phẩm khuyến cáo không nên sử dụng, khi đa số mẫu thử nghiệm đều đem lại những kết quả đáng sợ.

Cốc nhựa xuất xứ từ Trung Quốc chiếm "thị phần" chủ yếu ở các siêu thị

Chị Lê Thị Xuân Hương, một người dân ở Khu đô thị Việt Hưng đang đi mua sắm ở siêu thị cho biết, chị vẫn chưa được biết về những thông tin khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm cốc nhựa, cốc thủy tinh có xuất xứ từ Trung Quốc của Cục quản lý chất lượng hàng hóa, sản phẩm đưa ra. “Sản phẩm bằng nhựa của Trung Quốc nhìn bề ngoài rất bắt mắt, giá lại rẻ hơn nhiều so với của Thái Lan, Hàn Quốc nên ở nhà tôi cũng đang sử dụng. Nhưng nếu đúng là hàm lượng chì của sản phẩm này cao gấp hàng nghìn lần thì quả thật đáng sợ cho bọn trẻ con ở nhà”, chị Hương lo lắng.

Tại siêu thị trên đường Nguyễn Văn Cừ, PV Dân trí tiếp tục tìm thấy rất nhiều sản phẩm cốc nhựa có kiểu dáng và hình vẽ khá giống với những khuyến cáo mà Cục quản lý chất lượng hàng hóa, sản phẩm đề nghị không nên sử dụng. Tuy nhiên, những nhân viên bán hàng ở đây dường như đã nắm được chút ít thông tin về cảnh báo của Cục nên đã ngăn cản chúng tôi chụp ảnh sản phẩm, dù chỉ chụp bằng điện thoại di động.
 

Một cốc nhựa in hình hoạt hình "made in China" ở siêu thị trên đường Nguyễn Văn Cừ

“Người ta chỉ cảnh báo cẩn thận khi sử dụng chứ không cấm bày bán, với lại cũng chưa có công bố chính thức mẫu sản phẩm nào của Trung Quốc là có chứa hàm lượng chì cao, mẫu nào thì không, nên những sản phẩm này vẫn được chúng tôi trưng bày cho khách hàng có nhu cầu mua”, một nhân viên bán háng khẳng định.

Không chỉ các sản phẩm cốc chén làm bằng nhựa được bày bán ở các siêu thị mà cả những sản phẩm như dĩa hoa quả, hộp đựng thức ăn cũng chủ yếu do Trung Quốc sản xuất. Theo quan sát của chúng tôi, một số làm bằng nhựa màu trơn, nhưng đại đa số đều có in hình hoa văn, hình vẽ bắt mắt. Liệu những sản phẩm này có chứa chất độc hại hay không vẫn là một câu hỏi lớn, mặc dù phía Cục quản lý chất lượng hàng hóa, sản phẩm chưa đưa ra kết luận nào đối với những sản phẩm này.
 

Đồ thủy tinh, đồ nhựa ở các siêu thị chủ yếu vẫn là hàng từ Trung Quốc, liệu chúng có chứa chất độc hại hay không vẫn là một câu hỏi lớn với người tiêu dùng

Theo ông Lại Huy Doanh, cán bộ Cục quản lý chất lượng hàng hóa, sản phẩm, qua kiểm tra các mẫu thử nghiệm do Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng gửi đến thì hầu hết đều có hàm lượng chì cao hàng nghìn lần so với mức cho phép. Tuy nhiên, 3 mẫu thử nghiệm ở Hà Nội thì vẫn chưa cho kết quả đáng sợ như của các tỉnh, thành.

“Nhưng không vì thế mà chúng tôi chủ quan, trong thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra chặt chẽ các siêu thị, cửa hàng có bày bán các sản phẩm cốc thủy tinh, cốc nhựa “made in China” để có những kết quả cụ thể hơn. Trước mắt chúng tôi khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm nói trên vì lợi ích sức khỏe của chính bản thân và gia đình”, ông Doanh khẳng định.

 

                                                                                       Theo Dantri

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục