Chăm sóc trẻ bị bỏng tại BV Nhi đồng 1

Chăm sóc trẻ bị bỏng tại BV Nhi đồng 1

Những ngày tết, chúng ta thường ăn nhiều, uống nhiều, đi lại nhiều và không thể lường trước được những trục trặc sức khỏe. Mặc dù các cơ sở y tế nỗ lực phục vụ cứu chữa người dân trong những ngày tết, nhưng hơn hết vẫn là sự chủ động của mỗi gia đình để xử trí kịp thời những sự cố sức khỏe đáng tiếc. Sau đây là một vài tư vấn nhỏ nhằm phòng ngừa một số trường hợp mà chúng ta hay gặp phải trong dịp tết.

 

Ngộ độc thực phẩm

Các nguyên nhân gây ngộ độc có thể do hóa chất tồn dư trong thực phẩm vượt giới hạn cho phép nhưng không xử lý hết; các chất phụ gia thực phẩm dùng quá liều hoặc độc hại; các vi sinh vật, vi khuẩn phát sinh trong thực phẩm. Sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày kể từ khi ăn loại thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh sẽ có những triệu chứng buồn nôn hoặc nôn ngay. Có khi nôn ra máu hoặc đau bụng đi ngoài nhiều lần (phân nước có thể lẫn máu), không sốt hoặc sốt cao trên 38°C. Nếu nôn nhiều lần và đi ngoài nhiều lần, người bệnh sẽ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn đến trụy tim mạch và sốc.

Cần lưu ý những dấu hiệu mất nước, nhất là đối với những người nôn trên 5 lần và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, miệng khô, môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh sâu, mệt lả hay co giật, nước tiểu ít, sẫm màu... Đối với một người có biểu hiện ngộ độc thực phẩm mà còn tỉnh táo, dùng hai ngón tay để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi để gây nôn. Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Nếu đi tiêu chảy nhiều, nhất thiết phải cho người bị ngộ độc uống nhiều nước. Cho uống dung dịch Oresol theo hướng dẫn hoặc pha 1 thìa muối với 8 thìa đường trong 1 lít nước sạch đun sôi để nguội và cho uống, không được để bệnh nhân nôn nhiều, đi tiêu chảy nhiều. Tình trạng nguy kịch phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

Bị hóc hạt dưa

Một dĩa hạt dưa, hạt bí hay hạt hướng dương thường có trong mỗi gia đình ngày tết. Nếu vô ý, trẻ bị sặc một trong các loại hạt trên, không nên dùng tay cố móc họng bé mà nên vuốt và vỗ nhẹ sau lưng bé để giúp bé dễ thở. Nếu bé vẫn còn khó thở, nên áp dụng phương pháp vỗ lưng (đặt nạn nhân nằm sấp, đầu thấp xuống trên cánh tay của người ứng cứu rồi dùng bàn tay còn lại vỗ lưng 5 cái thật mạnh và ấn vào vùng giữa hai bả vai), ấn ngực (lật ngửa bé lại, dùng hai ngón tay ấn ngực 5 cái). Tiếp tục thực hiện lại quy trình trên 5 - 6 lần cho đến khi bé thở dễ).

Khi đã sơ cứu để lấy thức ăn ra hoặc nạn nhân đã thở lại được, nên chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện để có những xử trí tốt hơn.  Trong trường hợp áp dụng những biện pháp sơ cứu trên mà bé vẫn không có dấu hiệu tiến triển theo chiều hướng tích cực, nên đưa bé đi bệnh viện cấp cứu gấp. Tuy nhiên, tốt hơn hết, để phòng ngừa, không nên để những loại hạt nói trên ở vị trí mà trẻ có thể lấy được.

Trướng bụng đầy hơi

Nhiều đạm, đường, mỡ, ngũ cốc… trong những ngày tết cũng khiến không ít người mang cái bụng luôn sôi ì ạch. Đó là sự cố trướng bụng, đầy hơi thường gặp phải. Để giải quyết tình trạng này, nên ăn sữa chua lên men tự nhiên, phô mai mềm; các loại rau xanh, khoai tây, khoai lang và cà chua; các loại ngũ cốc, các loại hạt khô nhưng không thêm muối hay mật ong… Một trong những cách hiệu quả nhất để bụng mềm và nhẹ nhõm là tránh các thực phẩm gây khó chịu để các vi khuẩn có lợi trong hệ ruột tự điều chỉnh, cân bằng lại. Đó là không dùng bia, rượu; không ăn đường, các loại bánh mì có men, xúc xích, các loại nấm và phô mai xanh.

Ngộ độc rượu và say xỉn

Khi sử dụng rượu quá nhiều, quá trình chuyển hóa và thải trừ quá tải, lượng cồn trong máu quá cao và kéo dài sẽ gây ngộ độc. Các biểu hiện chính của ngộ độc rượu là giảm và mất khả năng vận động tự chủ như không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài..., không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người. Nhiều trường hợp người uống rơi vào hôn mê, mất các phản xạ. Cần đặc biệt chú ý với người có tuổi hay bệnh lý tim mạch, say rượu thường che lấp những triệu chứng của tai biến tim mạch như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim. Vì vậy nếu xử trí ngộ độc rượu tốt mà bệnh nhân không tỉnh phải nghĩ ngay đến trục trặc ở sọ não…

Để phòng ngừa, tuyệt đối không uống rượu khi đói. Khi say rượu, tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc. Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, chảy máu tai mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay. Đối với trường hợp say rượu, có thể gây nôn bằng cách đè hai ngón tay vào cuống lưỡi. Rượu theo chất nôn ra ngoài có thể làm giảm đáng kể lượng rượu trong dạ dày. Pha 50g giấm với 25g đường đỏ, 2 lát gừng tươi đun lên để ấm, sau đó cho uống để giải rượu. Nếu tự cảm thấy uống rượu đã hơi quá chén, hãy ăn một ít đậu hủ. Trong đậu hủ có axit amin quan trọng có thể giải được độc tố của cồn hoặc uống nước ép mía hay nhai mía cũng rất tốt. Nước vắt của cam, quýt hoặc ăn các loại quả lê, táo cũng làm giải rượu. Sau khi uống say, nếu có hiện tượng ngủ mê mệt, thiêm thiếp có thể dùng nước sôi pha cà phê đặc cho uống nhiều lần, một lúc sẽ tỉnh lại. Uống nước trà đặc cũng có thể khử độc cồn cấp tính. Chú ý, khi say rượu tuyệt đối không được uống nước ngọt có ga.

Bỏng

Bất cẩn ngày tết có thể dẫn đến bị bỏng do nước sôi, do lửa. Nếu bị bỏng, ngay lập tức đặt phần bỏng xuống dưới vòi nước máy 20-30 phút nhằm mục đích giảm đau - nguyên nhân gây choáng cho bệnh nhân. Phủ vùng bỏng bằng một miếng vải vô trùng, gạc vô trùng bán sẵn hoặc những tấm vải sạch mỏng. Nếu có điều kiện, cho bệnh nhân uống nhiều nước, thuốc an thần và kháng sinh, sau đó chuyển nhanh tới cơ sở y tế. Không nên xử trí theo kiểu dân gian mà chưa được khoa học chứng minh. Nếu xử trí không đúng, các vết bỏng nặng rất dễ gây biến chứng như choáng, nhiễm trùng, sẹo xấu, sẹo co rút làm biến dạng hình dáng hoặc co các khớp xương nơi bị bỏng…

 

                                                                                      Theo SGGP

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Dưa hấu có tác dụng tốt trong việc giảm cân, giảm mỡ.

Các bệnh viện chủ động đón Tết cùng người bệnh

Mỗi dịp Xuân về, Tết đến, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, thuốc, trang thiết bị, hóa chất… nhằm đảm bảo công tác điều trị, để động viên các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện những ngày xuân, các bệnh viện đã có thêm những cành đào, cây quất và tổ những chương trình đón tết sớm cho người bệnh, thăm hỏi và tặng quà cho bệnh nhân. Ghi nhận của phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống tại một số bệnh viện lớn…

Ngứa khi trời lạnh, vì sao?

Rất nhiều người bị ngứa toàn thân mỗi khi trời lạnh, đặc biệt trời càng lạnh càng ngứa dữ dội. Nguyên nhân là khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ khiến da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.

Để người dân ăn tết mạnh khoẻ, an vui

(HBĐT) - Không quản ngại đường sá đi lại khó khăn, vất vả, vượt lên những khó khăn về nhân lực, vật lực và yếu tố diễn biến thời tiết bất lợi dễ bùng phát dịch, bệnh, những người làm công tác y tế dự phòng trong tỉnh đang bền lòng đeo đuổi “mục tiêu” chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, sức khoẻ nhân dân.

Nhiều người chưa hiểu làm thế nào để có một đơn vị máu an toàn

Trước những ý kiến thắc mắc về việc sử dụng nguồn máu nhân đạo hiện nay còn chưa công bằng, ThS. Nguyễn Thị Thanh, GĐ TT Huyết học và Truyền máu, BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã có những chia sẻ rất thẳng thắn

Hai mẹ con cùng nhiễm cúm A/H1N1

Từ đầu năm 2011 đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị khoảng 50 bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1. Trong số này đã xuất hiện một số ca bệnh là mẹ con và khá nhiều phụ nữ đang mang thai. ThS-BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngày 27-1 cho biết.

Chọn phương án thiết kế BV Chấn thương chỉnh hình mới

Sau khi Báo SGGP đăng bài “Thiết kế xây mới bệnh viện cấp thành phố - Hiện đại, chưa đủ”, hôm qua 26-1, tin từ UBND TPHCM cho biết đã nhận được thông báo kết quả chọn phương án thiết kế xây mới BV Chấn thương chỉnh hình (CTCH) tại khu 6A-Nam Sài Gòn do Tổng Công ty cổ phần Đền bù giải tỏa (Tập đoàn Đức Khải) làm chủ đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục