Dưa hấu có tác dụng tốt trong việc giảm cân, giảm mỡ.

Dưa hấu có tác dụng tốt trong việc giảm cân, giảm mỡ.

Chanh, quýt, bưởi, cam, ổi, đu đủ, cà chua rất giàu vitamin C và các chất xơ. Đây chính là những loại trái cây rất tốt để “đốt” mỡ

 

Tết đến Xuân về, bữa ăn thường nhiều bia, rượu, thịt khiến quý bà, quý ông dễ lên cân vì cơ thể phải nạp quá nhiều mỡ. Hậu quả là sau Tết, nhiều người phát tướng nhưng thực ra không hẳn đã tốt cho sức khỏe, thậm chí đôi khi mang họa.

Dưa hấu có tác dụng tốt trong việc giảm cân, giảm mỡ. Ảnh: HỒNG THÚY
 
May là thực phẩm cũng có năm bảy loại. Có những loại làm tăng mỡ nhưng cũng có loại giúp cơ thể “đốt” mỡ. Vì vậy, trong những ngày Tết, nếu chúng ta lưu ý ăn kèm những loại thực phẩm sau đây, chắc chắn sẽ giúp cơ thể tránh được tình trạng phải nạp quá nhiều mỡ:
 
- Thực phẩm giàu vitamin C: Những loại quả như chanh, quýt, bưởi, cam, ổi, đu đủ, cà chua rất giàu vitamin C và các chất xơ. Đây chính là những loại trái cây rất tốt cho mục đích “đốt” mỡ. Ngoài ra, vitamin C có nhiều trong những loại trái cây này còn “khiêu khích” chất carnitine - một loại amino acid có nhiệm vụ làm tăng tốc khả năng “giải” mỡ trong cơ thể.
 
- Thực phẩm giàu chất pectin: Đó là bom, táo, lê có tác dụng ngăn cản tế bào “mở cửa” đón chất béo. Chất pectin có trong các loại quả này cũng có tác dụng kích thích sự hấp thu nước từ thực phẩm, giúp loại mỡ ra khỏi cơ thể. Các chất kháng ôxy hóa có trong bom, táo, lê cũng có tác dụng ngăn chặn hội chứng chuyển hóa - hội chứng sẽ làm mỡ tích tụ nhiều ở bụng khiến cơ thể có hình dạng... quả táo.
 
- Thực phẩm giàu calcium: Calcium có nhiều trong những sản phẩm có nguồn gốc từ  sữa như sữa chua, phô mai... rất có lợi trong việc “đốt” mỡ do có tác dụng làm tăng tốc sự phân giải mỡ trong các tế bào mỡ.
 
- Ớt: Trong ớt có chứa nhiều chất capsaicin giúp làm tăng sự chuyển hóa. Ớt cũng là một loại thực phẩm sinh nhiệt nên sẽ giúp cơ thể đốt cháy calorie dư thừa. Tác động này có được chỉ 20 phút sau khi ăn một quả ớt hiểm chín muồi.
 
- Tỏi, gừng: Đây là 2 loại củ chứa những chất bay hơi làm rộng lòng mạch máu, giúp máu lưu thông thuận lợi, giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nhờ đó sẽ tăng tốc quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể loại mỡ một cách nhanh chóng.
 
- Thực phẩm giàu protein: Đó là các loại đậu như đậu que, đậu rồng, đậu đũa, đậu Hà Lan...
 
- Trà: Là loại nước uống không thể thiếu trong những ngày Xuân vì có tác dụng làm tăng chuyển hóa, được các nhà khoa học đánh giá rất cao.
  
- Dưa hấu: Đây là một thực phẩm thuộc món “hàng độc” của ngày Tết. Dưa hấu có nhiều vitamin B1, B6, vitamin C,  lycopen... rất có tác dụng trong việc giảm cân, giảm mỡ.
 
- Mật ong: Rất hữu hiệu trong việc chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Có thể dùng riêng lẻ hoặc pha với nước cam, nước chanh.
 
 
                                                                                Theo Báo NLĐ
 
 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục