Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị vật tư, cơ số thuốc phục vụ công tác chống dịch chủ động.
(HBĐT) - Không quản ngại đường sá đi lại khó khăn, vất vả, vượt lên những khó khăn về nhân lực, vật lực và yếu tố diễn biến thời tiết bất lợi dễ bùng phát dịch, bệnh, những người làm công tác y tế dự phòng trong tỉnh đang bền lòng đeo đuổi “mục tiêu” chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, sức khoẻ nhân dân.
Còn nhớ vào thời điểm xuân – hè năm 2010, dịch quai bị đã tản phát tại hầu hết các địa phương trong tỉnh. Theo thống kê của Trung tâm YTDP tỉnh có 1.018 trường hợp mắc, tăng 609 ca so với cùng kỳ năm trước, nhiều nhất là ở thành phố Hoà Bình, các huyện Tân Lạc, Kim Bôi. Để phòng, chống dịch, bên cạnh tổ chức phát hiện sớm và cách ly, điều trị kịp thời, đội ngũ làm công tác y tế dự phòng đã phối hợp với y tế cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ cộng đồng về tác hại của bệnh, đối tượng và cách thức sử dụng vắc xin phòng bệnh chủ động, các biện pháp vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Bà Bùi Thị Cậy – Giám đốc Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi khẳng định: Công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ, giúp nâng cao ý thức phòng bệnh trong nhân dân. Trong thời gian diễn ra dịch quai bị, hàng trăm lượt trẻ em, thanh niên, một số người lớn tuổi qua tuyên truyền đã về Trung tâm để được tư vấn và nhận dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh.
Dịch sởi, quai bị vừa được kiểm soát và khống chế, một số bệnh truyền nhiễm gây dịch khác như tiêu chảy cấp, hội chứng cúm lại xuất hiện. Theo thống kê năm 2010 toàn tỉnh có 4.396 ca tiêu chảy cấp, tăng 32 ca so với năm trước, Với phương châm “dự phòng chủ động”, Trung tâm YTDP tỉnh đã thường xuyên, tích cực giám sát, lập kế hoạch triển khai công tác phòng - chống dịch bệnh, không để có ca bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn.
Thời tiết thay đổi thất thường, những tháng cuối năm được xem là “đỉnh” của một số dịch bệnh mà nổi cộm là dịch cúm. Một số dịch bệnh nguy hiểm khác như tả, liên cầu lợn ở người, bệnh chân – tay – miệng tuy chưa xuất hiện ca bệnh nhưng nguy cơ bùng phát thành dịch luôn tiềm ẩn. Để làm tốt công tác dịch bệnh truyền nhiễm, phát hiện sớm và xử lý các ca bệnh nhằm khống chế không để dịch lớn xảy ra, hạn chế tử vong, Ban chỉ đạo phòng - chống dịch các cấp từ tỉnh đến huyện, xã đã được kiện toàn giúp đảm bảo hoạt động phòng - chống dịch được thống nhất và thuận lợi. Đường dây nóng tiếp nhận thông tin về dịch và tư vấn cho nhân dân đã thiết lập, tổ chức trực, xử lý dịch 24/24 h tại tất cả các tuyến khi dịch xảy ra.
Hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh truyền nhiễm được tăng cường tại các bệnh viện, phòng khám công lập, phòng khám tư nhân theo tuần, tháng, nếu có dịch giám sát hàng ngày. Trạm y tế xã và y tế thôn bản giám sát và phát hiện các ca bệnh mới tại thôn bản, cộng đồng. Ban chỉ đạo các tuyến sẵn sàng phương án thu dung, cách ly, điều trị theo từng tuyến khi có dịch xảy ra. Việc bổ sung kiến thức chuyên môn về bệnh truyền nhiễm gây dịch và các biện pháp phòng cho cán bộ y tế trực tiếp làm công tác phòng, chống dịch tuyến huyện, xã cũng được chú trọng.
Hệ thống YTDP tỉnh, huyện, xã còn tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, in ấn tờ rơi tuyên truyền, băng đĩa truyền thông và sổ tay hướng dẫn hoạt động phòng - chống dịch bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động dự phòng, tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho đối tượng thuộc chương trình TCMR, tổ chức chiến dịch tiêm mũi sởi nhắc lại, tiêm chủng tự nguyện phòng các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin, tổ chức phun diệt muỗi, tẩm màn chống muỗi, diệt bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản...
Với nỗ lực của những cán bộ YTDP, các loại dịch bệnh được khống chế, kiểm soát chặt chẽ, không có trường hợp tử vong trong vụ dịch, sức khoẻ người dân được đảm bảo. Ngày Tết đã cận kề, trong khi mọi người, mọi nhà đang háo hức đón mùa xuân mới, những người làm công tác YTDP vẫn âm thầm làm nhiệm vụ ngăn ngừa, khống chế không để bệnh dịch có cơ hội bùng phát tại địa phương. Đội phòng - chống dịch cơ động từ tỉnh đến các huyện, thành phố vẫn túc trực 24/24 giờ chủ động ứng phó với dịch vì sức khoẻ của mọi người, mọi nhà, cho một mùa xuân mới bình yên. Bà Trần Thị Ái Hương – Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh tâm sự: “Được thấy người dân ăn Tết vui vẻ, khoẻ mạnh, an toàn là niềm vui, nguồn cổ vũ, động viên những người làm công tác phòng, chống dịch bệnh chúng tôi”.
Bùi Minh
(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, khi cái lạnh bắt đầu đổ về, từng nhánh đào, cành ban đâm chồi, nảy lộc trên khắp các núi rừng Tây Bắc là các cán bộ, hội viên Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) lại tất bật mang những nghĩa cử cao đẹp đầy ắp tình người tới các đối tượng chữ thập đỏ, mong muốn xua tan đi cái Tết lạnh giá, đem hơi thở ấm áp về sưởi ấm những số phận bất hạnh.
Hàng loạt vụ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm bị phát hiện, xử phạt trong nhiều ngày qua đã dấy lên nỗi lo về những ẩn họa từ nguồn thực phẩm phục vụ Tết đối với sức khỏe người tiêu dùng
Năm mới, bắt đầu bằng Tết cổ truyền đón xuân với những mâm cỗ để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cùng lời chúc tốt đẹp dành cho người thân, bạn bè... Nhưng với bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) thì làm thế nào để đón Xuân cùng gia đình mà vẫn giữ đường huyết ở mức an toàn ? GS TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu ĐTĐ và các rối loạn chuyển hoá đưa ra những lời khuyên bổ ích cho BN ĐTĐ và người thân được vui Tết mà không bị lo lắng đến sức khoẻ.
Suốt hai tháng qua, vợ chồng anh Lê Minh Vương, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh (Quảng Ngãi) hoang mang lo lắng vì con gái mới hai tháng tuổi đã biết nói. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đã đến nhà anh để tận mắt xem hiện tượng kỳ lạ này.
Nhiễm khuẩn bệnh viện khiến mỗi năm có hơn 600.000 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ và đang có xu hướng tăng lên mỗi năm. Mới đây, một cuộc khảo sát cho thấy tình hình nhiễm khuẩn ở các phòng mổ, phòng hậu phẫu của các bệnh viện đã đến mức báo động.
(HBĐT) - Là huyện đầu tiên trong tỉnh ghi nhận có dịch LMLM trên đàn gia súc, hiện nay, 8/13 xã, thị trấn của huyện có trâu, bò nhiễm bệnh. Huyện đang tích cực đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch, nỗ lực giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do dịch LMLM gây ra.