Các mẹ hãy lựa chọn cho bữa ăn của trẻ những loại củ quả này vì đây là nguồn cung cấp nguồn năng lượng bền vững cũng như dưỡng chất tuyệt vời nhất để trẻ phát triển khỏe mạnh.

 

Chuối

Trong chuối có đầy đủ carbohydrate, cung cấp nguồn năng lượng bền vững, cũng như chất xơ để hỗ trợ một đường tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh. Chuối là nguồn thực phẩm rất tốt đối với trẻ.

Khi cho trẻ ăn chuối, nếu trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên ghiền kỹ khi cho trẻ ăn để tránh trường hợp trẻ bị hóc. Với trẻ lớn hơn có thể xắt nhỏ chuối thành từng đốt ngón tay cho trẻ ăn. Và phải chắc chắn khi cho trẻ ăn chuối phải là những trái chuối chín muồi để trẻ có thể dễ dàng nhai và tiêu hóa.

Trái bơ

Bơ là loại trái cây đôi khi được coi như là một loại rau dành cho trẻ trong các bữa ăn. Bơ có chứa các chất dinh dưỡng nhiều hơn bất cứ thực phẩm nào cùng nhóm với nó. Trái bơ có hàm lượng protein cao nhất trong tấy cả các loại trái cây và không bị bão hòa chất béo giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Bố mẹ hãy chọn cho bữa ăn của trẻ những trái bơ chín. Nghiền nhỏ sau khi rửa sạch và gọt vỏ trước khi cho trẻ ăn.

Trái cây có múi
 

Trái cây có múi bao gồm cam, chanh, và bưởi, là nguồn vitamin C tốt nhất giúp thúc đẩy sự liên kết cũng như tạo thành của collagen – thành phần tìm thấy trong cơ bắp, xương, và các mô cơ thể khác. Vitamin C cũng chữa lành vết thương và hỗ trợ việc hấp thụ chất sắt từ thực phẩm khác. Trái cây có múi cũng có một hàm lượng kali, khoáng chất giúp cơ bắp gắn kết với nhau và đóng vai trò duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Bố mẹ hãy bắt đầu cung cấp nguồn dinh dưỡng từ những loại trái cây có múi khi trẻ được 1 tuổi.

Khoai lang

Khoai lang là một nguồn cung cấp kali, vitamin C và chất xơ tuyệt vời và đây cùng là nguồn beta-carotene - một chất chống oxy hóa phong phú giúp ngăn ngừa một số loại ung thư và sự biến đổi lên các gốc tự do. Hầu hết các bé sẽ yêu thích khoai lang hơn các loại rau khác vì hương vị ngọt ngào nó. Khi mẹ nấu chín và nghiền khoai lang thành hỗn hợp nhuyễn mịn sẽ là món khoái khẩu ngay cả với những bé chỉ mới bắt đầu để chuyển sang thức ăn đặc.

Cà rốt

Cà rốt có số lượng lớn beta-carotene, một chất chống oxy hóa. Beta-carotene từ cà rốt vào hệ tiêu hóa của trẻ sẽ chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và giúp trẻ có đôi mắt khỏe mạnh. Khi nấu, cà rốt sẽ có vị ngọt tự nhiên, dễ hấp dẫn những trẻ sơ sinh vốn chuộng vị ngọt. Khi chế biến cà rốt làm thức ăn cho trẻ, các mẹ hãy chắc chắn chúng được nấu cho đến khi rất mềm. Sau đó nghiền chúng hoặc nếu bé thích được ăn ở dạng kết cấu mẹ có thể nấu chín cà rốt rồi thái hạt lựu cho bé ăn.

Bí đỏ

Bí đỏ cũng là loại thực phẩm rất hấp dẫn đối với trẻ bởi vị ngọt mát của nó. Đây là một nguồn tổng hợp các chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C, kali, chất xơ, folate, vitamin B-, và thậm chí có cả một số axit béo omega-3 rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Để chế biến thành món ăn cho trẻ, các mẹ chỉ cần đun cho nước sôi sau đó cho bí đỏ vào cho đến khi mềm là được. Tiếp đó các mẹ hãy nghiền nhuyễn cho đến khi mịn. Hoặc các mẹ cũng có thể làm thành món canh ngon cho cả gia đình khi bé lớn hơn, đã điều tiết được trong việc nhai và nuốt.
 
 
 
                                                                              Theo HaNoiMoi
 
 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục