Cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh.

Cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh.

(HBĐT) - Hiện nay, tại khu vực miền Bắc và Hà Nội, dịch sốt phát ban đã lây lan rộng trong cộng đồng. Số ca mắc không riêng ở trẻ em mà ở cả thanh niên, người lớn tuổi. Địa bàn tỉnh ta tuy chưa phát hiện trường hợp mắc, song nguy cơ xảy ra dịch là rất lớn. Hệ thống y tế tỉnh đang triển khai các biện pháp tích cực chủ động ứng phó với dịch sốt phát ban.

 

Theo bác sĩ Quách Thiên Tường – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh: Bệnh sốt phát ban chủ yếu là Rubella, lây chủ yếu qua đường hô hấp. Thông thường, triệu chứng của bệnh nhẹ nên khó phát hiện, nhất là ở trẻ em. Triệu chứng chủ yếu như cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, sưng hạch kéo dài trong 1- 2 ngày đến 1 tuần, tiếp đó xuất hiện nốt ban màu hồng, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân. Ban tồn tại từ 3 đến 5 ngày sẽ tự lặn đi. Giai đoạn vài ngày trước và trong lúc phát ban là thời gian dễ làm lây lan bệnh sang người khác. Về cơ bản, đây là sốt vi rút lành tính nhưng sẽ nguy hiểm nếu xảy ra biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, biểu hiện viêm não.

 

Để chủ động phòng - chống bệnh sốt phát ban, công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng đã được đẩy mạnh, nhất là tại các khu vực đông dân cư, địa bàn tiếp giáp với các tỉnh bùng phát dịch. Đặc biệt, đang là mùa lễ hội, lượng khách tham quan, du lịch, hành hương từ vùng dịch đến địa bàn tỉnh là rất lớn, nguy cơ lây lan dịch cao. Do đó, các huyện, thành phố chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, ngăn chặn bệnh dịch.

 

Ông Mai Đức Sỡi – Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Bệnh sốt phát ban chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là tiêm chủng: Vắc xin đang được sử dụng hiện nay là loại phối hợp ngừa 3 bệnh sởi, quai bị và rubella. Trẻ em cần được tiêm đủ 2 mũi lần lượt vào lúc 12 tháng tuổi và tiêm nhắc lại trong khoảng 4 – 6 tuổi.

 

Bên cạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, ngành Y tế tỉnh đang tích cực triển khai nhiều hoạt động phòng - chống dịch sốt phát ban dạng sởi và một số bệnh dễ bùng phát vào mùa đông – xuân. Hệ thống Y tế dự phòng tỉnh tăng cường giám sát, phát hiện ca bệnh tại cộng đồng; tình huống xảy dịch, huy động lực lượng trực dịch 24/24 giờ, tiến hành điều tra lấy mẫu xét nghiệm; Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư phục vụ công tác phòng - chống dịch. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tổ chức cách ly và điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Công tác tập huấn, nâng cao năng lực điều trị bệnh cho đội ngũ cán bộ y tế các bệnh viện cũng được chú trọng.

Để phòng bệnh, bác sĩ Quách Thiên Tường, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh khuyến cáo: Khi có biểu hiện sốt phát ban, người bệnh cần tránh tiếp xúc chỗ đông người, nếu phải tiếp xúc cần đeo khẩu trang, hoặc nếu có điều kiện thì tốt nhất là cách ly một thời gian để phòng bệnh, đồng thời tránh lây lan cho người khác.

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác

Thai phụ nên đi khám thai thường xuyên để phát hiện kịp thời những bất thường của thai kỳ. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bệnh viện đa khoa Phú Yên cứu sống người bị thủng tim

Nạn nhân là Nguyễn Công Thức, 22 tuổi, ở huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên. Sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật điện miền Trung. Đây là lần đầu tiên bệnh viện phẫu thuật thành công ca bệnh phức tạp này.

Nói không với thực phẩm “mù” nguồn gốc

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, số ca ngộ độc thực phẩm đơn lẻ tăng rất mạnh, với hơn 10.000 vụ xảy ra trong cả nước, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.

Cao Phong: Cơ bản khống chế dịch lở mồm long móng

(HBĐT) - Sau 1 tháng bùng phát dịch lở mồm long móng ở trâu, bò tại các xã Tây Phong, Yên Lập, Yên Thượng, Nam Phong, xóm Cạn (xã Xuân Phong), xóm Cáp (xã Bình Thanh), xóm Bưng (xã Thu Phong) và thị trấn Cao Phong, toàn huyện Cao Phong đã có 496 con trâu, bò nhiễm bệnh.

Toàn tỉnh có 79 xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế

(HBĐT) - Triển khai Đề án xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2005 – 2010, toàn tỉnh hiện có 79 xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, chiếm tỷ lệ 37,6%.

Cùng bệnh viện chống nhiễm khuẩn

Dù thùng rác rất nhiều và được đặt ở những nơi dễ thấy trong các bệnh viện nhưng nhiều người khi đến thăm nuôi người bệnh vẫn không chịu bỏ rác đúng chỗ.

7 nhóm người không nên dùng coca thường xuyên

Coca là loại đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hàm lượng cafein cao, có tác dụng làm hưng phấn trí não, khai vị, lợi tiểu. Tuy nhiên 7 nhóm người dưới đây không nên dùng coca thường xuyên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục