Sử dụng thiết bị hiện đại điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Sử dụng thiết bị hiện đại điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, 30 địa phương đã ghi nhận bệnh nhân mắc cúm A/H1N1, trong đó 7 trường hợp tử vong tại 6 tỉnh, thành phố. Các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cảnh báo, thời tiết xuân lạnh, ẩm như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các loại virút cúm phát triển, nhất là cúm A/H1N1, H5N1. Mặc dù chưa có ca cúm A/H5N1 nhưng nguy cơ xuất hiện lại dịch cúm này trên người cũng rất dễ xảy ra nếu người dân chủ quan vì dịch cúm gia cầm đang tái bùng phát ở nhiều nơi.

 

Virút cúm A/H1N1 có khả năng lây lan nhanh

Kết quả giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ đầu năm đến nay đã ghi nhận sự xuất hiện của 3 phân týp virút cúm là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và cúm B, trong đó 80% mẫu bệnh phẩm xét nghiệm dương tính với virút cúm là cúm A/H1N1. Báo cáo giám sát từ các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 hiện chưa thấy có dấu hiện biến chủng. Bộ Y tế cho biết, những ca tử vong do cúm A/H1N1 thời gian qua đều có tiền sử mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao, phổi tắc nghẽn mãn tính… tiền sử uống rượu nhiều, hút thuốc lá nhiều. Đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đã được ngành y tế cảnh báo từ khi dịch cúm này xuất hiện (phụ nữ mang thai cũng là đối tượng nguy cơ cao). Ngoài 7 trường hợp tử vong, đa số các ca bệnh đều mắc ở thể nhẹ, thậm chí có thể tự khỏi. Tuy nhiên, theo nhận định từ Bộ Y tế, số ca mắc bệnh có chiều hướng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, đã ghi nhận một số ổ dịch cúm với hàng chục người mắc ở tỉnh Bến Tre, Điện Biên, Bình Phước. Điều này cho thấy, virút cúm A/H1N1 vẫn có khả năng lây lan nhanh, mạnh ra cộng đồng nếu công tác dự phòng, khoanh vùng dập dịch không kịp thời.

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo, từ đầu năm đến nay đã có 12 trường hợp mắc cúm A/H5N1 trên người tại ba quốc gia là Campuchia, Indonesia và Ai Cập, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Riêng Campuchia ghi nhận 3 bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 trong năm nay và cả 3 đều tử vong. Hiện cơ quan y tế nước này đang lo ngại về tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên người sau trường hợp 2 mẹ con cùng tử vong do bệnh và kéo theo 7 người liên quan khác nhập viện với các biểu hiện ho và sốt.

Các chuyên gia dịch tễ cho biết, tỷ lệ mắc bệnh cúm hiện vượt tổng số tất cả bệnh truyền nhiễm khác. Mức độ mắc bệnh cúm liên quan chặt chẽ với mật độ dân chúng. Ở thành phố mức độ mắc bệnh cúm cao hơn ở nông thôn. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh mãn tính là những đối tượng dễ bị mắc nhất do sức đề kháng yếu. Virút cúm vào cơ thể người qua đường hô hấp trên. Virút cúm chịu đựng kém ở môi trường bên ngoài và chết sau vài giờ ở nhiệt độ trong phòng. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhiệt độ 60oC và các chất tẩy uế thông thường virút cúm có thể chết sau 5-10 phút. Do virút cúm chịu đựng kém ở ngoại cảnh nên phương thức truyền bệnh chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Hiểu cơ chế để phòng bệnh

Theo Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng (Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ), để phòng bệnh và tránh gieo rắc bệnh cúm lây lan thành dịch, người bị bệnh nên đeo khẩu trang. Khi thấy nhức đầu, đau mình, mặt đỏ, hơi sốt thì mọi người chủ động cách ly sớm, không nên đến nơi làm việc hay đến trường (có thể cách ly ở nhà, nằm trong màn hoặc phòng riêng biệt). Nếu bệnh tiến triển nặng (triệu chứng nhiễm độc, viêm phổi) nhất thiết phải cách ly tại cơ sở y tế. Với những trường hợp này, người nhà tẩy uế các đồ dùng của bệnh nhân bằng cách đun sôi hoặc ngâm trong dung dịch clorua vôi 0,5%. Với người đang khỏe mạnh, hằng ngày nên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sử dụng nước sát trùng họng ở độ nhẹ, nhỏ thuốc mũi bằng nước muối sinh lý và giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, mọi người cần chú ý đến chế độ ăn uống sao cho đủ chất để tăng sức đề kháng. TS Lê Bạch Mai, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, cơ thể nên bổ sung vitamin C (vì nó có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cho toàn cơ thể); sắt và kẽm (thiếu hai chất này dẫn đến một loạt các "lỗi" trong hệ thống miễn dịch chức năng, làm tăng nguy cơ cơ thể bị nhiễm lạnh và khi đó các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan hơn); uống nước nhiều cũng giúp cơ thể lọc và bài tiết các chất độc (khi uống, nên cho thêm một vài giọt nước cốt chanh tươi để tăng cường tác dụng chống cúm).

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắcxin ngừa cúm. Vắcxin hiện nay có thể ngừa được cả 3 chủng virút cúm A/H1N1, A/H3N2 và B. Việc tiêm vắcxin ngừa cúm ngoài việc bảo vệ có hiệu quả chống nhiễm cúm thông thường theo mùa mà còn góp phần ngăn chặn việc tạo ra biến chủng của virút cúm gia cầm A/H5N1. Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, Viện Pasteur, các bệnh viện lớn và trung tâm y tế dự phòng trên toàn quốc hiện đang triển khai tiêm ngừa vắcxin cúm.

Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các đơn vị y tế trực thuộc chủ động các biện pháp phòng chống cúm A/H5N1 trên người. Theo đó, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng nghi do cúm A/H5N1 trên người; phối hợp với trạm thú y các quận, huyện, thị xã để nắm bắt kịp thời tình hình dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm; áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn không để dịch lây lan sang người.
* Tại Hà Nội, người dân muốn trực tiếp được các chuyên gia y tế tư vấn cách phòng bệnh có thể liên hệ với Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng (131 Lò Đúc - quận Hai Bà Trưng), địa chỉ email: yteduphong@gmail.com hoặc số điện thoại 04.39717694.
 
                                                      Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục