Đi giày dép không đúng ngoài việc khiến bạn không thoải mái, nó còn có thể gây ra các bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác liên quan đến nội tạng.

 

 

Giày cao gót tạo kiểu dáng đẹp nhưng đi nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe
Giày cao gót tạo kiểu dáng đẹp nhưng đi nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe. Ảnh: minh họa - Internet

Bệnh chai chân

Đi giày chật khiến lớp da chân cọ xát liên tục với da giày, lâu ngày vùng da sẽ bị sần sùi, cứng khác thường, đau và chảy máu. Tổn thương là những đám dày sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.

Ngoài nguyên nhân bị nhiễm khuẩn, chai chân là do cọ xát, tiếp xúc với giày dép chật. Vì thế, khi mua giày dép bạn cần chọn cho mình đôi phù hợp. Không nên đi những đôi giày quá chật so với chân, mũi giày quá nhỏ, gót quá cao, để tránh những điểm tì quá mạnh.

Trong trường hợp bàn chân, ngón chân bạn có tật thì nên đóng riêng một đôi giày cho phù hợp. Một số người có ngón chân cái bị biến dạng, quèo ra phía ngoài, có thể đục lỗ trong lớp lót giày, dành một khoảng không cho ngón chân này.

Nếu chân bị chai, gây nhiễm khuẩn và tổn thương vùng da thì nên thay giày bằng dép xăng đan một thời gian. Sau khi điều trị dứt điểm bệnh thì mới nên mang giày. Trong trường hợp bắt buộc phải đi, bạn có thể đi đôi rộng hơn một chút, rồi dùng các miếng đệm bảo vệ khu vực bị tổn thương để hạn chế tiếp xúc.

Bàn chân liên quan đến nội tạng

Bàn chân là nơi tập trung rất nhiều huyệt và dây thần kinh, nó được ví như trái tim thứ 2 của con người. Tất cả nội tạng của con người đều có thể tìm thấy ở vùng huyệt phản xạ liên quan ở bàn chân. Vì vậy, nếu đi giày dép không vừa chân hoặc đế giày quá cứng, sẽ làm cho gan bàn chân bị kích thích, khiến bạn cảm thấy bứt rứt khó chịu.

Những vùng huyệt phản xạ về đường tiêu hóa nằm ở vị trí phía trong của gan bàn chân, một khi đi giày dép không vừa, nhất là đi giày cao gót, giày hẹp bề ngang, thì ngón chân và vùng huyệt phản xạ ở chân của đường tiêu hóa dễ bị chèn ép. Nếu như những chỗ này luôn bị kích thích, sẽ xuất hiện những triệu chứng rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Nếu tình trạng kéo dài khiến bạn còn cảm thấy mệt mỏi, người gầy đi, ảnh hưởng đến chức năng của các nội tạng khác.

Người thường xuyên mang giày cao gót, nhất là kiểu mũi nhọn, thường bị bệnh lý viêm lớp cân mạc lòng bàn chân do bị căng giãn quá mức, hoặc viêm và biến dạng khớp ngón chân cái và ngón út. Tình trạng tăng cân quá mức sẽ làm bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.

Ngoài ra, khi mang dép hay giày quá rộng, do bị cọ xát thường xuyên hoặc bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày nên chân dễ bị viêm, chấn thương như bong gân, trật khớp. Các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển.

Làm thế nào để có đôi giày vừa chân?

Một đôi giày được xem là phù hợp khi nó bảo vệ được bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động, đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Để đo giày tương thích với bàn chân, bạn nên đo gót chân đến ngón dài nhất rồi cộng với 2cm.

Chiều ngang: Phần rộng nhất của giày ứng với số đo từ ngón cái đến ngón út ở đoạn tiếp giáp giữa các ngón với phần mu bàn chân. Chiều cao gót không được quá 5cm, chiều rộng gót 2cm, góc sườn (độ dốc) vừa phải, phần mũi giày có độ hếch hợp lý với bước chân đi.

Ngón chân ở mũi giày có thể hơi cong lại, có một khoảng cách độ rộng một ngón tay để ngón chân có chỗ hoạt động bình thường. Mũi và đế giày phải chắc chắn khi đi sẽ không bị trẹo chân. Điểm cuối cùng là phải chọn mua loại giày đi không bí chân. Ngoài ra, đi mua, tốt nhất là vào 3-4 giờ chiều, lúc đó chân căng, mua giày vào lúc này về sau đi không bị đau chân.

Ngón chân thì mềm, còn móng chân lại cứng. Nếu đi giày da nhọn mũi quá chật, đầu bàn chân sẽ bị ép chặt, khiến móng cọ xát quá mạnh vào 5 đầu ngón chân, gây đau đớn, sưng tấy cục bộ, hình thành hiện tượng móng chân quặp cắm vào thịt, đi lại đau nhói khó chịu, thậm chí còn gây nhiễm trùng.

 

                     Theo Báo Gia đình & Xã hội

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục