Những nghiên cứu khoa học các năm gần đây đã chỉ ra các nguyên tố vi lượng và màu sắc của tóc có quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, việc chú ý dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

 

  
Vừng đen và hà thủ ô được cho là giúp chống bạc tóc sớm

Bạc tóc sớm vì thiếu vi chất

 

Thực tế đã chứng minh việc thiếu hụt protein và chế độ ăn dinh dưõng không cân bằng trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân dễ khiến tóc bạc sớm. Việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt…cũng khiến tóc nhanh bạc.

 

Những thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, trứng, mộc nhĩ, rong biển, đậu tương, vừng… Các thực phẩm giàu hàm lượng đồng như gan, thận động vật, đầu tôm, các loại quả cứng, các loại đậu khô… sẽ giúp bổ sung các vi chất cơ thể đang thiếu.

 

Một nghiên cứu y học cũng chỉ ra, chế độ ăn thiếu hụt các vitamin nhóm B như B1, B6, B2…trong thời gian dài cũng là nguyên nhân quan trọng khiến tóc dễ bạc sớm. Nên tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B phong phú như ngũ cốc, các loại đậu, các loại quả khô, tim, gan, thận động vật, sữa, trứng, và và các loại rau có lá…cho bữa ăn hàng ngày

 

Thực phẩm màu sẫm “có lợi” cho tóc

 

Theo quan niệm Đông y, tóc bạc sớm do gan thận và khí huyết có vấn đề, chủ trương ăn nhiều thức dưỡng huyết bổ thận để làm đen tóc, nhuận tóc:

- Các thực phẩm chính như đậu đen, vừng đen, hồ đào, gạo cẩm, đậu đỏ, đậu cove…

- Các loại rau như: rau chân vịt, cà rốt, cải bắp tím, nấm hương, mộc nhĩ đen…

- Các loại động vật như: bò, dê, gan lợn, hải sâm…

- Các loại hoa quả như: nho đen, dâu ta, hồng, táo tàu, táo tây…

 

Thông thường những thực phẩm có màu sẫm (xanh lá cây, đỏ, vàng, tím) đều hàm chứa các chất thực vật dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời sẽ tạo thành các sắc tố có thể bổ sung các sắc tố cho cơ thể, có lợi cho việc giữ màu “xanh” cho mái tóc.

 

Bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm

 

1. Bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột với lượng đường thích hợp thành nước cốt, mỗi tối hòa một bát uống, sau nửa năm có thể khiến tóc bạc thành đen.

 

2. Vừng đen 10g, hà thủ ô, hồ đào mỗi loại 3g. Cho 3 vị thuốc và chảo gang đảo nóng rồi nuốt. Mỗi ngày uống 1 lượng như trên, liên tục trong 3 tháng.

 

                                             Theo DanTri

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục