Chỉ còn hai tuần nữa, Thông tư số 06/2011 của Bộ Y tế có hiệu lực (ngày 1-4-2011). Theo đó, quy định mỹ phẩm lưu thông ra thị trường được sản xuất tại các cơ sở, doanh nghiệp không đáp ứng nguyên tắc tiêu chuẩn GMP của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á sẽ bị đình chỉ lưu hành và thu hồi. Tuy nhiên, hiện tại TP Hồ Chí Minh có chưa tới 10% doanh nghiệp mỹ phẩm vừa và nhỏ đạt chuẩn GMP. TS Alain Khaiat - chuyên gia quốc tế cao cấp về mỹ phẩm, Phó Chủ tịch Vụ Khoa học và kỹ thuật của Hiệp hội Mỹ phẩm ASEAN, đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.

 



Bổ sung chỗ khuyết
- Thưa ông, các doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hồ Chí Minh đang phải đối diện với thực tế về chi phí đầu tư, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, thị phần hạn chế… Làm thế nào để một doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt chuẩn GMP trong bối cảnh như vậy?
-GMP (Good Manufacturing Practice) được hiểu là "Thực hành sản xuất tốt", là tiêu chuẩn áp dụng quản lý sản xuất trong các ngành: sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm… Đây là một phần của hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng, con người, quá trình sản xuất… Nguyên tắc cơ bản của GMP gồm viết những gì cần làm và làm những gì đã viết; ngăn ngừa nhiễm bẩn (từ bên ngoài: côn trùng, loài gặm nhấm… từ bên trong: bụi, con người, nước… từ sản phẩm này sang sản phẩm khác).

Để trả lời câu hỏi trên, tôi có thể ví dụ như sau. Chẳng hạn, bạn hãy nhìn lên trần nhà sẽ thấy hệ thống loa bị bám bụi, bóng đèn không có miếng chắn nếu chẳng may bị vỡ và một số viên gạch bể vụn. Khi đó, bạn chỉ việc lau sạch loa nghe, lắp miếng chắn cho bóng đèn, sau đó thay gạch mới. Đồng thời bạn sẽ có một hồ sơ ghi lại cụ thể những ai đã tiến hành làm công việc này, vào lúc nào. Hoặc ngược lại, một cánh cửa thường xuyên bị mở toang, bạn chỉ việc siết ốc, sửa cánh cửa cho khít là xong. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp bạn thiếu gì, sẽ bổ sung thứ đó. Rất đơn giản. Tôi được dịp tham quan nhiều doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất mỹ phẩm trên thế giới đạt GMP, có công ty chỉ có 10 người làm. Không có chuẩn nào quy định về diện tích, số lượng nhân lực… cho một doanh nghiệp phấn đấu đạt chuẩn GMP. Miễn sao doanh nghiệp đủ không gian cho mọi người có thể làm việc. Khi đã hoàn thành được các tiêu chuẩn GMP theo quy định, doanh nghiệp tự lập hồ sơ thông tin sản xuất, tự đánh giá độ an toàn. Sau đó mời nhà chức trách tới đánh giá.

Lưu ý các quy định bảo hộ
- GMP trong sản xuất đồng nghĩa với vô trùng hoàn toàn. Vậy người lao động và người quản lý phải trang bị gì khi vào trong nhà máy?
- Khi vào nhà máy, trước tiên là phải có mũ bảo vệ tóc khi bạn thao tác với các sản phẩm, từ lúc cân nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm được đóng nắp. Bên cạnh đó, quần áo bảo hộ là thứ không thể thiếu. Riêng găng tay sẽ được sử dụng khi mang, vác những hóa chất nguy hiểm; hoặc dùng trong trường hợp sản phẩm dễ bị nhiễm khuẩn. Thậm chí có nơi buộc nhân viên dùng găng tay khi đóng nắp sản phẩm. Có một doanh nghiệp từng phải hủy toàn bộ lô hàng sản xuất do sản phẩm nhiễm khuẩn. Nguyên nhân, trong quá trình sản xuất người lao động quên đeo găng tay. Chúng ta có thể hình dung đây là một chu trình vệ sinh đồng bộ, thống nhất, khép kín theo đúng quy định. Mục đích nhằm loại trừ các khả năng tiềm ẩn nhiễm bẩn, nhiễm chéo khỏi các khu vực có khả năng gây rủi ro cho chất lượng sản phẩm. Chỉ cần một người thiếu ý thức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn hệ thống.

- Hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm (ACD) bao gồm những yêu cầu nào thưa ông?
- Hệ thống này bao gồm công bố; thực hành sản xuất tốt GMP; hồ sơ thông tin sản phẩm; các yêu cầu ghi nhãn. Trong đó mỗi hệ thống lại chứa nhiều nội dung khác nhau. Theo dữ liệu đánh giá, cũng như kết quả nghiên cứu từ những năm 70 cho tới nay (đã được xác nhận) cho thấy trước khi tuân thủ theo GMP, chi phí của việc không đạt chất lượng (tái sản xuất, hư hỏng…) chiếm tới 20% chi phí sản xuất và ngược lại, khi các doanh nghiệp sản xuất đạt chuẩn GMP, chi phí này chỉ còn 5%. Điều này chứng tỏ GMP tiết kiệm tiền cho nhà sản xuất. Nghe có vẻ dài dòng, nhưng làm thì… đơn giản và không quá khó khăn. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ thông tin cho các bạn, nếu ai đó có nhu cầu.
Mọi người có thể liên lạc qua website:
www.seersconsulting.com hoặc email: info@seersconsulting.com

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

                                     Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục