(HBĐT) - Trận động đất, sóng thần xảy ra hôm 11/3 đã đẩy nhân dân Nhật Bản vào cảnh khốn cùng. Nhiều thành phố, làng mạc bị xoá sổ trên bản đồ, hàng vạn nhà cửa chỉ còn là đống gạch vụn, hàng trăm, hàng ngàn chiếc xe hơi, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay… bị nước cuốn trôi và vùi dập.

 

Trên 20.000 người gồm đủ các thành phần và lứa tuổi bị chôn vùi trong các đống gạch vụn hay đất bùn. Hàng trăm ngàn người khác được may mắn sống sót lại rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, ngoài bộ quần áo mặc trên người hầu như không còn gì cả. Tất cả họ đều sống nhờ vào sự trợ giúp của Chính phủ và các cơ quan từ thiện trong nước cũng như ngoài nước.

Cơn hoạn nạn do thiên tai gây ra cho nhân dân Nhật Bản thật quá to lớn và khủng khiếp. Tuy nhiên, qua thảm hoạ thiên tai này, cả thế giới không chỉ bày tỏ lòng cảm thông, sự chia sẻ và giúp đỡ các nạn nhân tại Nhật mà còn phải cúi mình kính nể trước sự kiên cường, lòng tự trọng sâu xa của người dân Nhật Bản. Dù đang phải sống trong cảnh thiếu thốn cùng cực nhưng họ vẫn kiên nhẫn, bình tĩnh, không chút hỗn loạn, vẫn trật tự xếp hàng khi chờ lĩnh phần cứu trợ hay trước các cửa hàng lò bánh mỳ, các cửa hàng thực phẩm hay tại các cây xăng và họ luôn vui vẻ bằng lòng với số khẩu phần được phép mua chứ không hề có cảnh xô lấn, cãi cọ hay tranh giành nhau, nhất là tuyệt đối không có cảnh trộm cắp hay cướp bóc. Đúng vậy, qua thảm hoạ động đất và sóng thần khủng khiếp tại Nhật, cả thế giới đã nhìn thấy sự văn minh, tiến bộ và kiên cường của một dân tộc. Không chỉ qua sự giàu có phồn vinh về vật chất nhưng trước hết qua lòng tự trọng, cách cư xử đầy nhân văn với nhau, qua sự chia sẻ và nhường nhịn nhau. Sự kiên cường của người dân Nhật Bản thật đáng kính nể.

 

Báo chí thế giới đang tràn ngập những lời ca ngợi dành cho người Nhật và cả thế giới sẵn sàng ứng cứu, sẻ chia với người Nhật. Gần đây nhất, trong thảm hoạ, báo chí Nhật Bản lại đang vinh danh một nhóm anh hùng mới (nhóm Fukushima 50). Đó là những người công nhân, nhân viên cứu hộ khẩn cấp, những nhà khoa học đang chiến đấu để cứu nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đồng bào của họ và chính họ nữa. Những người công nhân trên có thể là những anh hùng vô danh lúc này nhưng sự dũng cảm của họ đã dành được sự ngưỡng mộ của nhiều người Nhật hay những phi công thuộc quân đội Nhật, những người đã lái trực thăng chở những “quả bom nước” thả xuống nhà máy điện hạt nhân để giúp giảm nhiệt các thanh nhiên liệu đã bị giới hạn về thời gian. Số mệnh của họ chỉ được kéo dài chưa đầy 40 phút nhằm giảm sự phơi nhiễm với phóng xạ…Tất cả những việc làm đó chứng tỏ họ đang hy sinh chính họ cho người Nhật.

  

Trong thảm họa, nước Nhật có biết bao câu chuyện cảm động về tình người. Người đọc nghẹn lòng trước câu chuyện bé gái mới 4 tháng tuổi thoát chết một cách thần kỳ khi sóng thần ập đến sau ba ngày mất tích. Đó không chỉ là sự may mắn của một sinh linh bé bỏng. Có gì đó như sức sống kỳ diệu và tương lai của một đất nước Nhật vẫn tươi sáng như nụ cười thiên thần nhỏ và càng cảm động hơn khi đọc lá thư của một cảnh sát Nhật, gốc Việt kể về cậu bé mới 9 tuổi, khi được nhường suất lương khô, cậu bé đã để gói lương khô vào thùng thực phẩm chung đang phát cho mọi người: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”. 

 

Nhật Bản- một dân tộc với những cậu bé 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh, chia sẻ ấm lạnh cùng cộng đồng chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh mẽ hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu như thế. Cả thế giới thay cho sự bàng hoàng lúc đầu là từ ngỡ ngàng đến thán phục trước sự chủ động ứng phó và văn hoá ứng xử của dân tộc này. Thảm hoạ tạo cơ hội cho cả thế giới thấy được cách tổ chức và điều hành một xã hội văn minh công nghiệp chặt chẽ, chuyên nghiệp nhưng vẫn đầy tình người, tính người. Nền tảng văn hoá quốc gia đã thành sức mạnh trong mỗi ứng xử công dân, thành đạo lý một dân tộc trước tai ương bất hạnh của chính mình. “Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế, là một đất nước thực sự vĩ đại”.

 

                                                                                Ngọc Anh

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục