Thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên và kiểm định tại một trong các phòng thí nghiệm về phóng xạ, hạt nhân ở trong nước.

 

Trao đổi với VnExpress sáng 28/3, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tất cả thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam (kể cả tạm nhập, gia công, tái xuất) đều phải kèm chứng thư an toàn về phóng xạ. Chứng nhận phải do cơ quan có thẩm quyền phía Nhật cấp, trong đó nêu rõ các chỉ tiêu về an toàn phóng xạ. Yêu cầu được áp dụng với các sản phẩm xuất đi từ ngày 24/3.

Theo ông Hào, phía Nhật làm công tác này rất công khai, minh bạch. Song, để đảm bảo an toàn, khi thực phẩm qua cửa khẩu sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên, kiểm định tại một trong bốn phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn phân tích ô nhiễm phóng xạ, hạt nhân trong nước. Tiêu chuẩn an toàn phóng xạ Việt Nam áp dụng sẽ tuân theo giới hạn của Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn thực phẩm - Codex.

"Nếu liên tục 2-3 lô vi phạm ngưỡng an toàn thì sẽ kiểm định 100% đối với sản phẩm đó", ông Hào nói.

Đối với các lô hàng xuất sau ngày 11/3 (thời điểm xảy ra động đất và sự cố hạt nhân ở Nhật) đến trước ngày bắt đầu thực hiện cấp chứng thư là 24/3, dự kiến sẽ phải giữ lại ở cửa khẩu để kiểm tra. Nếu không có vấn đề gì mới cho thông quan.

Cũng theo ông Hào, kim ngạch nhập khẩu thực phẩm từ Nhật vào Việt Nam không nhiều. Đơn cử như nhóm rau quả tươi sống, cả năm 2010 chỉ có 230 tấn táo, bí đỏ trên toàn nước Nhật nhập vào Việt Nam. "Mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát với các biện pháp phòng ngừa của cơ quan quản lý trong nước", ông Hào khẳng định.

Bốn phòng thí nghiệm trong nước đủ năng lực phân tích được chỉ định thuộc Cục an toàn phóng xạ và hạt nhân, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Viện khoa học kỹ thuật hạt nhân Hà Nội, Trung tâm hạt nhân TP HCM.

Theo phân công, nhóm hàng thủy sản tươi sống, sơ chế đông lạnh sẽ do Bộ Nông nghiệp đảm trách kiểm tra, giám sát. Bộ Y tế phụ trách nhóm rau quả tươi, thực phẩm đóng hộp.

Tại tỉnh Fukushima, nơi xảy ra sự cố nhà máy hạt nhân, có 5 nhà máy sản xuất thủy sản, một nhà máy sản xuất thịt có sản phẩm xuất khẩu vào Việt Nam. Hiện một số quốc gia đã hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nhật. Nga đã yêu cầu ngừng nhập thực phẩm từ 4 tỉnh là Fukushima, Gunma, Ibaraki và Tochigi, gần nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố. Australia cũng cấm các sản phẩm từ vùng đông bắc Nhật, gồm tảo biển, hải sản, sữa, các sản phẩm từ sữa và rau quả.

 

                                                                                 Theo VnExpress

 

Các tin khác

Phần thi chào hỏi của đội xã Xuân Phong để lại nhiều ấn tượng
Trường mầm non Tân Thịnh B thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ để phát triển toàn diện. Ảnh: Các cháu lớp 5 tuổi trong góc học âm nhạc.
Thực hiện phương pháp châm cứu cho người bệnh

Cả nước có 16 triệu người hút thuốc lá

Đây là kết quả điều tra mới nhất của Chương trình tăng cường thực thi chính sách không khói thuốc tại Việt Nam. Theo đó, số người hút thuốc lá ở nước ta đang có chiều hướng giảm, đặc biệt hút thuốc trong phòng làm việc đã giảm 3 lần. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một trong 4 nước trên thế giới có tỷ lệ hút thuốc nhiều nhất.

Ăn ngon vẫn giảm cân

Bạn luôn bị ám ảnh bởi ngoại hình dư cân? Tuy nhiên, đừng vội ép cơ thể xuống kg bằng mọi giá vì biết đâu bạn đang tự làm hại mình. Nếu biết cách, bạn có thể vừa ăn ngon mà vẫn giảm cân.

Tập đoàn Doosan tổ chức phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ em nghèo Việt Nam

Tổ hợp sản xuất công nghiệp nặng Doosan Vina thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng Doosan Hàn Quốc phối hợp Bệnh viện đại học Chung Ang vừa tài trợ toàn bộ chi phí cho chuyến đi đưa năm em nhỏ Việt Nam bị hở hàm ếch nặng và có hoàn cảnh khó khăn sang phẫu thuật và hoàn chỉnh hàm tại Bệnh viện Chung Ang ở Xơ-un (Hàn Quốc).

Khó khăn trong công tác cai nghiện, phục hồi tại tỉnh ta

(HBĐT)- Hiện nay, trong khi quyết định của cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế đối tượng cai nghiện bắt buộc tại trung tâm là 24 tháng nhưng kinh phí ngân sách chỉ cấp hạn mức 12 tháng, 12 tháng còn lại gia đình tự lo. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất đặt ra trong chữa trị, cai nghiện phục hồi bởi không phải gia đình nào cũng đáp ứng được yêu cầu về kinh tế.

Ớt ngọt nhiều sinh tố, chữa nhiều bệnh

Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; vì được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt. Ớt ngọt có nhiều màu: xanh, đỏ, vàng.

Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, làm sao tránh?

Dị ứng thức ăn (DƯTA) không phải chỉ là vấn đề của riêng người lớn bởi một tỷ lệ tương đương DƯTA cũng xảy ra ở trẻ em. Việc không phải hoàn toàn do sự tiếp xúc đa dạng với các yếu tố môi trường gây ra DƯTA đã lý giải cho việc DƯTA thậm chí xảy ra cả với trẻ dưới 1 tuổi, độ tuổi mà ít tiếp xúc nhiều với các dị nguyên. Người ta thấy tỷ lệ DƯTA ở trẻ có phần cao hơn ở người lớn. Nếu tỷ lệ DƯTA ở người lớn vào khoảng 3,7% thì ở trẻ em có phần lớn hơn, khoảng 5-6% ở trẻ em dưới 1 tuổi và thiếu niên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục