Các khớp hay bị đau.

Các khớp hay bị đau.

Kháng sinh là những thuốc có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bệnh đau khớp nào cũng do nhiễm khuẩn. Vì thế, không phải trường hợp đau khớp nào cũng phải dùng đến kháng sinh…

 

Đau - Triệu chứng thường gặp trong các bệnh khớp

Trong các biểu hiện của bệnh khớp, đau khớp gần như là một triệu chứng thường gặp, sớm nhất, khó chịu nhất và là dấu hiệu khiến người ta phải đi khám. Đau khớp làm cho người bệnh không đi lại được, không vận động được và đây cũng là nguyên nhân chủ đạo gây mất ngủ ở nhóm người cao tuổi, nhóm người mà đau khớp như là bạn đồng hành.

Có nhiều dạng khác nhau của đau khớp. Nhưng nhìn chung, đau trong bệnh khớp thường có biểu hiện như: đau có khởi phát từ từ, đau âm ỉ, cả ngày, đau tăng lên khi vận động, nghỉ ngơi thì đỡ. Đau thường hay kèm theo sưng, nóng khớp. Có khi chúng ta còn thấy có dịch trong khớp bị đau, cảm giác lùng nhùng tại vị trí tổn thương này. Các khớp đau đồng hành cũng là những dấu hiện quan trọng. Nhiều khi chỉ đau một khớp như đau khớp gối, nhưng cũng có khi đau nhiều khớp như đau khớp gối kèm theo đau khớp cổ chân, ngón chân.

Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp khác nhau, mỗi một nguyên nhân sẽ cho ra một biểu hiện và phương thức điều trị khác nhau. Chúng ta có thể gặp đau khớp do thoái hoá, căn bệnh hay gặp ở tuổi già. Có thể gặp đau khớp do viêm khớp vì khớp bị lắng đọng các hạt tinh thể như trong bệnh gút. Cũng có khi đau khớp là do chấn thương rách bao khớp, gãy xương, vỡ sụn như ở các trường hợp bị ngã hay bị va đập mạnh. Cũng có khi đau khớp mà không phải nguyên nhân tại khớp như bong gân, giãn dây chằng…

Kiểm soát được tốt viêm đau khớp tức là chúng ta đã giúp người bệnh nâng điểm cho chất lượng cuộc sống. Vậy kháng sinh có phải là thuốc ưu tiên?

Dùng kháng sinh khi nào?

Đau khớp kê kháng sinh có vẻ như là một thuốc ưa thích của một số bác sĩ và nhiều dược sĩ trong chiến lược điều trị bệnh khớp. Bất kể đau khớp là gì, biểu hiện ra sao, kháng sinh như là một thuốc đầu bảng trong đơn thuốc điều trị, đặc biệt là những kháng sinh mạnh phổ rộng. Cũng có vô vàn kiểu dùng kháng sinh, người thì cho uống, người thì cho tiêm... tất cả đều cho rằng kháng sinh có thể có hiệu quả.

Nhìn lại bản chất, kháng sinh là những thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Chúng theo những phương thức khác nhau sẽ làm thay đổi chuyển hoá của vi khuẩn, làm thay đổi cấu trúc của tế bào và do đó làm thay đổi thời gian sinh tồn. Thậm chí ở một số loại, chúng sẽ làm cho vi khuẩn bị tiêu biến hoàn toàn.

Các loại kháng sinh khác nhau sẽ có tác dụng trên các loại vi khuẩn khác nhau. Hơn nữa, độ ngấm của thuốc vào xương khớp lại tùy thuộc vào từng loại thuốc, do đó mà hiệu lực dược lý cũng không giống nhau. Nhưng có vẻ như các kháng sinh dòng phổ rộng đang bị lạm dụng trong điều trị các bệnh này. Đó là các kháng sinh dòng beta-lactam, quinolon, amynoglycosid...

Không phải cứ đau khớp là uống thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, cần biết rằng kháng sinh chỉ có tác dụng với các vi khuẩn nhạy cảm đặc thù. Nếu dùng kháng sinh không đúng hoặc không phù hợp thì chuyện hết bệnh khớp là không thể. Chẳng hạn, nếu một bệnh nhân bị lao khớp mà dùng các kháng sinh nhóm quinolon thì coi như đến “sang năm” mới hết bệnh. Nếu dùng kháng sinh cho các bệnh khớp không do nhiễm khuẩn thì có dùng cũng như không.

Quay trở lại vấn đề đau khớp và viêm khớp, không phải bệnh đau khớp nào cũng do nhiễm khuẩn. Từ đó suy ra không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng được dùng như là một khuyến cáo. Những trường hợp đau do co thắt mạch máu gây ra hoặc bệnh nhân bị lắng đọng tinh thể uric thì dùng kháng sinh không có ý nghĩa.

Nhưng ngược lại, nếu đau khớp do nhiễm khuẩn mà không có kháng sinh thì chúng ta không bao giờ đẩy lùi được bệnh tật. Ví dụ, thấp khớp cấp (một viêm khớp do các liên cầu tan máu nhóm A gây nên), nếu chúng ta không dùng kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn này thì không những bệnh khớp không khỏi mà còn gây thêm nhiều biến chứng khác như ở thận, tim. Hoặc trong những trường hợp viêm hoại tử do nhiễm khuẩn khớp do vết thương rách, nếu không dùng kháng sinh kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng phải cắt cụt chi…

Từ thực tế trên cho thấy, kháng sinh có một vai trò tối quan trọng trong việc điều trị bệnh khớp nhưng không phải cứ đau khớp hay bị bệnh khớp là chúng ta dùng. Chỉ dùng kháng sinh khi chúng ta thực sự chắc chắn rằng bệnh là do vi khuẩn gây ra. Vì thế, lời khuyên hữu ích nhất với các trường hợp sưng đau khớp là người bệnh hãy khám bệnh cẩn thận để bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác từ đó có một phương án điều trị và dùng thuốc hiệu quả.

 

                                                                                 Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đông y chữa đau bụng do lạnh

Vào những ngày trời lạnh, mưa rét, thời tiết thay đổi, khiến cơ thể giảm sức đề kháng, dễ nhiễm lạnh, thường gây ra một số bệnh như cảm lạnh, đau bụng do lạnh,… Đau bụng do lạnh thường có một số triệu chứng như bụng lạnh đau kèm theo đầy bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, tay chân lạnh,...

Tắc ruột non - Nguy hiểm, vì sao?

Tắc ruột non có thể do nguyên nhân cơ học hay do liệt ruột. Tuy ruột liệt vô động lực hay xảy ra hơn, nhưng thường tự giới hạn và không phải phẫu thuật. Tắc cơ học có thể gây nên bởi những yếu tố nội tại hay ngoại lai. Nếu tắc ruột non hoàn toàn, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phúc mạc và tử vong.

Biện pháp ngừa đau nửa đầu

Lao động mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá… thường gây nên những cơn đau nửa đầu. Ngoài ra, nếu bệnh đã có từ trước thì cũng hay tái phát, người ta cũng cho rằng trong gia đình nếu cha mẹ hay có chứng đau nửa đầu thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh. Để phòng ngừa được chứng bệnh này, người bệnh cần tuân thủ những yêu cầu sau:

Hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện”

(HBĐT)- Hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện” (7/4), vừa qua, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tỉnh đã phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ tổ chức buổi lễ mít tinh, diễu hành và tổ chức vận động hiến máu tại huyện Lạc Sơn năm 2011.

Triển khai kế hoạch hoạt động VSATTP

(HBĐT) - Ngày 4/4, BCĐ liên ngành về VSATTP tỉnh đã tổ chức họp đánh giá công tác đảm bảo chất lượng VSATTP năm 2010, định hướng kế hoạch hoạt động năm 2011 và triển khai kế hoạch “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP”.

Nhiều trạm y tế xã không đủ thuốc thiết yếu về dịch vụ CSSKSS

(HBĐT)- Theo Trung tâm CSSKSS, căn cứ tiêu chí hướng dẫn quốc gia về dịch vụ CSSKSS tại tuyến xã, toàn tỉnh có 119 trạm y tế xã không đủ thuốc và 121 trạm y tế xã không có thuốc giảm đau, tiền mê; 204 trạm không đủ thuốc kháng sinh; 163 trạm không đủ và 23 trạm không có thuốc hạ huyết áp; 202 trạm không có đủ thuốc sát khuẩn, khử khuẩn; 115 trạm không đủ thuốc chống co thắt; 166 trạm không đủ thuốc co bóp tử cung; 49 trạm không đủ và 81 trạm không có thuốc an thần; 133 trạm không đủ nhóm vitamin và khoáng chất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục