Kháng sinh là một trong những thuốc được dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Vấn đề quan trọng là dùng như thế nào cho hợp lý với từng bệnh nhân. Bởi nếu không thuốc sẽ làm giải phóng nhiều độc tố từ vi khuẩn, bệnh sẽ nặng thêm…

70% trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn

Ngộ độc thực phẩm vẫn được coi là một bệnh gây ra do thực phẩm hay có liên quan đến thực phẩm. Vì có liên quan đến thực phẩm nên những biểu hiện đầu tiên và nổi bật của bệnh là ở đường tiêu hoá. Hai triệu chứng điển hình, dễ nhận thấy và hầu như bao giờ cũng có là nôn và tiêu chảy.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc: do vi khuẩn trong thực phẩm gây ra (vi khuẩn thương hàn,  lỵ, tả), do các độc tố của vi khuẩn gây ra (như vi khuẩn độc thịt), do hóa chất bảo quản, dư lượng thuốc trừ sâu, nhiễm nấm mốc và các độc tố của chúng. Và thực tế, có khoảng 70% số các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm là do các vi khuẩn và các vi sinh vật gần với loại này gây ra và 30% số ca còn lại  là do các nguyên nhân khác như nhiễm độc hóa chất, nấm mốc… Vì vậy, để tiêu diệt vi khuẩn thì kháng sinh là thuốc duy nhất có tác dụng này.

 Hình ảnh các vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm

Các thuốc thường dùng

- Ampicilin. Đây là một kháng sinh chứa trong phân tử của mình một vòng beta lactam (penam). Khi thuốc đi vào cơ thể thì thuốc đóng giả làm nguyên liệu tổng hợp nên thành bao bọc bên ngoài của vi khuẩn. Bức vách vi khuẩn có chứa kháng sinh này sẽ không bền, không bảo vệ được cơ thể vi khuẩn, vi khuẩn sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt.

Ampicilin là kháng sinh duy nhất trong nhóm này có tác dụng với vi khuẩn gram âm. Bởi lẽ thông thường kháng sinh dòng beta lactam ít tác dụng với nhóm vi khuẩn gram âm do màng của chúng mỏng, không giữ thuốc. Nhưng ampicilin nhờ có cấu trúc đặc thù có khả năng lưu tồn ở thành bên ngoài của vi khuẩn cho tới khi vi khuẩn chết nên ampicilin là kháng sinh tốt trong bệnh này.

Đối tượng tác dụng của thuốc là những vi khuẩn gram dương, nhất là tụ cầu khuẩn và một số vi khuẩn gram âm như Salmonella, Shigella, E.coli, phẩy khuẩn tả. Khi sử dụng kháng sinh nhóm này cần chú ý là kháng sinh dễ gây dị ứng dù dùng theo đường uống hay đường tiêm.

- Cloramphenicol: Thuốc là một kháng sinh dòng phenicol. Những kháng sinh dòng phenicol khi đi vào tế bào vi khuẩn sẽ gắn kết chặt chẽ với một tiểu phân có tên là 50S của phức hợp tổng hợp protein ribosom. Khi gắn vào tiểu phần này, kháng sinh làm cản trở quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn, do đó mà nguyên liệu của sự sống bị thiếu hụt, vi khuẩn sẽ bị kìm hãm sự phát triển, ngừng sinh sản và chết dần.

Đây là kháng sinh có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn đường ruột, nhưng đặc biệt mạnh với vi khuẩn thương hàn Salmonella. Khi sử dụng chú ý hội chứng suy tuỷ do thuốc nên không sử dụng chung với các thuốc có gây độc cho tuỷ xương hay những người có bệnh lý cơ quan tạo máu sẵn có.

- Tetracyclin, Doxycycline: Đây là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin. Cơ chế tác dụng cũng giống như kháng sinh cloramphenicol, chỉ khác là tiểu phân nó gắn vào không phải là 50S mà là 30S.

Những kháng sinh này rất đặc hiệu với vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn, E.coli nên những người bị nhiễm độc thực phẩm có nghi ngờ bị nhiễm những vi khuẩn này thì tetracyclin là một lựa chọn được ưu tiên. Chỉ chú ý là sữa làm giảm hấp thu kháng sinh này nên trong điều trị nhiễm trùng nhiễm độc do thực phẩm không nên cho uống sữa. Lại do thuốc đối kháng với nhóm beta lactam nên không sử dụng chung với ampicilin. Vì lý do làm hỏng men răng ở trẻ em nên không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.

- Quinolon: là một nhóm kháng sinh, gắn vào một enzym tạo xoắn của DNA là DNA-gyrase. Do đó DNA không xoắn được vào với nhau và không tổng hợp được. Vi khuẩn vì thế sẽ bị chết. Đại diện điển hình của nhóm kháng sinh này là ciprofloxacin.

Thuốc có tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram âm, nhất là vi khuẩn đường ruột nên những người bị bệnh nhiễm khuẩn vi khuẩn gram âm như nhiễm khuẩn đường ruột (tả, lỵ, thương hàn), nhiễm khuẩn tiết niệu thì thuốc này là thuốc công hiệu nhất.

Chú ý, do thuốc đối kháng với tetracyclin và cloramphenicol nên trong điều trị tránh phối hợp các kháng sinh này với nhau. Thuốc có tác hại gây đứt gân gót trẻ em nên thuốc này cấm dùng ở trẻ em. Do tác dụng gây chóng mặt và ngủ gà gật ở người cao tuổi nên khi dùng với người cao tuổi cần chú ý những biểu hiện này. Không dùng nhóm kháng sinh này ở người có suy hô hấp vì tai biến ức chế hô hấp như thuốc an thần.

Bactrim: là một kháng sinh hỗn hợp gồm có trimethoprim và sulfamethoxazol. Giống như nhóm quinolon, thuốc có tác dụng mạnh với vi khuẩn đường tiết niệu và vi khuẩn đường ruột hoặc những nhiễm khuẩn có nghi ngờ là do vi khuẩn gram âm đường ruột gây ra. Đặc biệt là bệnh lỵ do Shigella và thương hàn do Salmonella.

Cơ chế tác dụng là làm cho vi khuẩn sử dụng nhầm kháng sinh này thay vì sử dụng nguyên liệu tạo DNA là PABA (PABA là nguyên liệu tổng hợp nên axit folic). Hiện tượng này làm vi khuẩn thiếu hụt DNA để sinh sản làm cho vi khuẩn ngừng sinh sản.

Vì là thuốc hỗn hợp có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ nên có tác dụng mạnh. Duy chỉ có điều đáng ngại là nó có thể gây biến chứng thần kinh nghiêm trọng nếu dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc nếu dùng cho phụ nữ có thai thì dễ gây quái thai.

- Metronidazol. là một kháng sinh dòng imidazol. Các kháng sinh dòng này khi đi vào tế bào vi khuẩn bị chuyển hoá thành các sản phẩm trung gian có chứa nitơ, độc với tế bào và làm vi khuẩn chết.

Mặc dù cơ chế tác dụng đơn giản nhưng nó là kháng sinh hàng đầu trong trị nhiễm vi khuẩn kỵ khí như các vi khuẩn đường ruột gây bệnh ngộ độc thức ăn. Thuốc lại dễ phối hợp nên thường được phối hợp với các thuốc khác. Chú ý không dùng cho người nghiện rượu.

Và những lưu ý quan trọng

Trước khi dùng thuốc việc đầu tiên cần khẩn trương sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng bù nước và điện giải hợp lý. Hợp lý ở đây bào hàm hai ý nghĩa là cách thức và thời điểm dùng.

Trên đây là những kháng sinh thường gặp có tác dụng mạnh và được lựa chọn trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Những thông tin trên đây giúp chúng ta có phương hướng chọn thuốc. Tuy nhiên, thành công của điều trị không chỉ dựa vào những thuốc đó. Khi dùng thuốc cần chú ý:

- Trong ngộ độc thực phẩm, không phải vi khuẩn là căn nguyên chủ yếu gây tử vong mặc dù chúng là nguyên nhân thật. Nguyên nhân chính gây tử vong ở đây là nôn và tiêu chảy. Hai hiện tượng này là hai biểu hiện chính của bệnh và là hai triệu chứng dễ gây biến chứng nhất. Người bệnh vì nó mà sẽ bị mệt mỏi, bơ phờ, rối loạn cân bằng nước và điện giải và đây mới là nguyên nhân dẫn đến tử vong đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Vì thế, trước khi dùng thuốc việc đầu tiên cần khẩn trương sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng bù nước và điện giải hợp lý. Hợp lý ở đây bào hàm hai ý nghĩa là cách thức và thời điểm dùng.

- Vì trong nhiễm độc thực phẩm cơ thể bệnh nhân rất mệt nên chúng ta chú ý các kháng sinh dễ gây mệt mỏi cho người bệnh. Quinolon và metronidazol thường là hai kháng sinh dễ gây mệt nhất.

- Một số kháng sinh có tiêu chí lựa chọn không thể phối hợp cùng nhau như ampicilin và tetrecyclin, quinolon và tetracyclin + cloramphenicol. Một số kháng sinh như tetracyclin chậm hấp thu khi dùng chung với sữa nên không dùng sữa khi uống thuốc. Một vài kháng sinh độc với thai nhi hoặc sự phát triển của trẻ em nên không dùng chúng ở những đối tượng này.

- Cuối cùng, một lý do vô cùng quan trọng là cần dùng liều hợp lý với từng bệnh nhân. Bởi không phải sợ quá liều gây ngộ độc mà là sợ thuốc tiêu diệt quá mạnh các vi khuẩn dẫn tới giải phóng ra nhiều độc tố (vi khuẩn chứa nội độc tố) cơ thể không kịp thải trừ làm trầm trọng bệnh thêm. Nhất là các bệnh có cơ chế gây bệnh là độc tố như vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn độc thịt, lỵ, tả. Vì thế, ngoài cân nhắc loại  kháng sinh sử dụng và các tác dụng phụ của nó thì thời điểm dùng kháng sinh trong điều trị có vai trò quyết định thành công.

                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục