Một trong những lý do khiến 2 triệu trẻ dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT là do cơ quan bảo hiểm và Sở LĐTBXH các địa phương chưa thống nhất được quy trình cấp thẻ. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn khá thờ ơ, không làm thẻ BHYT cho con em mình.


Việc cấp thẻ BHYT cho trẻ em còn nhiều bất cập
 
 

Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, sau 2 năm thực hiện Luật BHYT, hiện vẫn còn khoảng 2 triệu trẻ em chưa được cấp thẻ BHYT. Lý do chính dẫn đến tình trạng này là do công tác bàn giao danh sách trẻ dưới 6 tuổi giữa Sở LĐTBXH và cơ quan bảo hiểm xã hội còn chậm và chưa thống nhất được quy trình cấp thẻ.

 

Bất cập quy trình cấp thẻ

 

Được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn còn khoảng 10% trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT. Theo ông Nguyễn Thành Công, GĐ Sở Y tế tỉnh Hải Dương thì quy trình cấp thẻ cho nhóm đối tượng này vẫn còn khá “rối” và có nhiều bất cập.

 

“Theo quy định, Sở LĐTBXH phải lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi rồi đề nghị UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt, sau đó chuyển về cho cơ quan bảo hiểm để họ in thẻ cho các cháu. Thế nhưng, Sở LĐTBXH lại không có mạng lưới cán bộ chuyên trách đến tận xã thôn nên không thể lên danh sách kịp thời và rà soát hết số trẻ dưới 6 tuổi”, ông Công nói.

 

Để khắc phục tình trạng này, ông Công cũng cho biết thêm, hồi tháng 5 vừa qua, liên Sở Y tế - LĐTBXH và cơ quan bảo hiểm tỉnh Hải Dương đã họp và thống nhất giao việc lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi cho cán bộ trạm y tế xã thực hiện thông qua sổ tiêm chủng. Ngành y tế lập danh sách rồi thống nhất với ngành lao động, sau đó gửi lên cơ quan bảo hiểm cấp thẻ cho các cháu. Với việc cải tiến quy trình cấp thẻ này sẽ khó có thể bỏ sót các cháu vì có đến gần 100% trẻ nhỏ được tiêm chủng.

 

Cha mẹ cũng… thờ ơ

 

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, trẻ em dưới 6 tuổi là một trong những nhóm đối tượng được miễn hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh nếu đăng ký tham gia BHYT. Tuy nhiên, do chưa nhận thức được ý nghĩa của việc có thẻ BHYT trong tay, nhiều bậc phụ huynh - đặc biệt là ở vùng nông thôn vẫn tỏ ra khá thờ ơ với tấm thẻ này.

 

Chị Ngân (Hoài Đức, HN) có hai đứa con, một đứa 2 tuổi, một đứa 5 tuổi nhưng cả hai cháu đều không có thẻ BHYT. Chị cho biết, cứ ốm đau thì cho cháu đi BV hoặc tự mua thuốc điều trị chứ chẳng để ý gì đến thẻ BHYT.

 

Số khác lại có tâm lý e ngại vì nếu đăng ký BHYT cho con em tại địa phương sẽ rất mất thời gian làm thủ tục chuyển tuyến khi chẳng may con bị bệnh nặng.

 

Tại một số địa bàn vùng sâu vùng xa, tình trạng cha mẹ thờ ơ không chịu liên hệ với trạm y tế địa phương để làm thẻ cho con cũng diễn ra khá phổ biến. Thậm chí, ngay cả khi có tẩm thẻ trong tay lại để thẻ rách nát, mất thẻ, tẩy xóa thông tin trong thẻ… gây không ít khó khăn cho việc khám chữa bệnh.

 

Theo bà Song Hương, nhằm giúp đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi có cơ hội tiếp cận những dịch vụ mà BHYT mang lại, một trong những chủ đề chính mà Ngày Bảo hiểm y tế (1/7) năm nay sẽ hướng đến là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi trong khám chữa bệnh BHYT, hướng tới phổ cập rộng rãi cho trẻ dưới 6 tuổi có thẻ BHYT.

 

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác


PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Chúng ta rất thận trọng khi triển khai tiêm vaccine COVID-19

Trước thông tin từ tờ Telegraph (Anh) về việc vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, ngày 3/5, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà khi Việt Nam tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

Tận tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình nỗ lực triển khai các giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB); xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục