Nếu sau bơi lội, bạn thấy tai đau thì có thể là do bị nước tràn vào hoặc vùng ống tai bị xước, tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.


 

Có 2 dạng đau tai

 

Đau tai bên trong xảy ra khi nước tràn vào bên trong ống tai. Trong trường hợp này khá nhiều người sẽ chọn giải pháp nghiêng đầu một bên và lắc lắc cho nước chảy ra ngoài. Thực tế đây không những không phải là giải pháp hiệu quả. Thường nước sẽ tự chảy ra sau 1 vài ngày. Trong suốt thời gian này, vi khuẩn có một môi trường lý tưởng để phát triển và lây lan dần

 

Đau tai bên ngoài hay còn gọi là viêm tai ngoài và thường gặp ở những người hay bơi lội. Khi có bất kỳ vật gì làm rách da vùng ống tai, vi khuẩn sẽ xâm nhập và sinh sôi nảy nở. Bơi lội ở ao, hồ, sông, suối hoặc những khu vực ô nhiễm khiến nguy cơ mắc bệnh này càng cao.

 

Tuy nhiên, viêm tai cũng có thể xảy đến với những người ngâm mình trong bể bơi quá lâu. Chất Clo có trong hồ bơi sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn.

 

Ngoài lý do bơi lội, ngoáy tai bằng các vật cứng nhọn cũng gây ra viêm tai bởi chúng sẽ có thể làm rách vùng da ở ống tai khiến vi khuẩn xâm nhập.

 

Biểu hiện

 

Triệu chứng dễ thấy nhất là cảm giác đau trong tai khi bạn kéo tai hoặc thậm chí khi nhai hoặc há miệng. Trong một số trường hợp, trước khi đau tai, chúng ta sẽ có cảm giác ngứa khó chịu bên trong tai. Sưng và ửng đỏ bên ngoài cũng là những triệu chứng thường gặp. Trong một số trường hợp, hạch bạch huyết xung quanh tai cũng xuất hiện và lan rộng. nếu ống tai sưng lên sẽ xuất hiện mủ màu xanh chảy ra. Những người bị đau tai thường dễ bị điếc tạm thời, thậm chí là sốt cao.

 

Để xác địng xem tai của người bơi có bị đau hay viêm không, cố gắng chuyển động một số bộ phận tai mà bạn có thể với đến một cách nhẹ nhàng. Nếu bất kỳ bộ phận nào bị đau, rất có thể bạn đã bị mắc chứng đau tai này. Do vậy cần có những chữa trị hợp lý ngay khi có thể.

 

Điều trị

 

Dù là dạng đau tai nào cũng cần tìm gặp bác sỹ chuyên khoa để khám và kê đơn. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc khác nhau dạng nhỏ giọt để chúng ta lựa chọn nhưng hầu hết đều có tác dụng tốt bởi chứng có chứa chất kháng sinh và xteoit tổng hợp. Số lượng nhỏ giọt yêu cầu và tần số nhỏ là khác nhau tùy vào từng loại thuốc, tuy nhiên khoảng từ 5-10 giọt và 2-4 lần một ngày trong khoảng 10 phút là đủ và hợp lý.

 

Nên sử dụng thuốc trong khoảng 1 tuần để chữa dứt điểm cơn đau. Nếu cơn đau kéo dài bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Tylenol và Ibuprofen.

 

Ngoài sử dụng thuốc, hiện không có phương pháp hữu hiệu nào khác để chữa đau tai.

 

Bạn cần chắc chắn chính xác đang bị loại đau tai nào. Mỗi dạng đau tai sẽ có các cách chữa trị khác nhau. Nếu bạn không chắc chắn bác sỹ chuyên khoa sẽ là ngùi đưa ra lời khuyên hữu hiệu và thuốc chữa phù hợp.

 

Phòng ngừa

 

Một số người dùng bịt tai khi bơi tuy nhiên không được hiệu quả như ý muốn. Giải pháp tốt nhất bây giờ là làm khô tai ngay lập tức sau khi bơi. Nếu vẫn còn nước trong tai, bạn có thể dùng một ít giọt cồn nhỏ vào bên trong. Nếu không có thể dùng giấm chua hoặc cồn để rửa vết thương. Tuy nhiên, chúng ta cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ vật thể nào đụng vào cơ thể.

 

Cuộc sống sau khi bị đau tai

 

Không có nhiều vấn đề nguy hiểm cho cuộc sống sinh hoạt của bạn sau khi mắc chứng bệnh đau tai. Có một số tranh cãi về thời gian tiếp xúc lại với nước sau khi chữa trị. Các ý kiến tuy khác nhau nhưng 10 ngày là thời gian phù hợp nhất. Nếu bạn động nước sớm hơn khoảng thời gian này thì quá trình chữa trị sẽ còn kéo dài và có những viêm nhiễm về sau khác. Bạn có thể dùng lớp bảo vệ tai nhưng chúng không được đảm bảo là an toàn tuyệt đối.

 

                                                                                    Theo Dantri

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục