Dịch bệnh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chỉ số thông minh (IQ) của trẻ. Trẻ bị tiêu chảy, tả, thương hàn... thường giảm khả năng nhận thức, có thể mất 10 điểm IQ so với bé không mắc bệnh.

 

Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), đưa ra thông tin này tại hội thảo Dịch bệnh và nguy cơ ảnh hưởng chiều cao, chỉ số thông minh ở trẻ, diễn ra ở Hà Nội vào ngày 26/7.

Ngoài những yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, chăm sóc trong giai đoạn bài thai..., những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên hệ giữa IQ và sức khỏe. Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn và đường ruột thì trí thông minh cũng bị giảm sút

"Tại Việt Nam dịch tay chân miệng đang bùng phát mạnh ở các tỉnh miền Nam, với nhiều trường hợp bị biến viêm não cấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ. Điều đáng lưu ý, sự suy giảm trí tuệ từ dịch bệnh đôi khi có thể là vĩnh viễn", phó giáo sư Lâm khuyến cáo.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Hà Vinh, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM, các bệnh nhiễm trùng đường ruột cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Một khảo sát tại Brazil với gần 200 trẻ cho thấy, trong 2 năm đầu đời nếu trung bình bé bị 7 đợt tiêu chảy thì lúc 7 tuổi sẽ thấp hơn 3,6 cm so với bạn cùng lứa tuổi không mắc bệnh. Trẻ bị giun khi lên 7 cũng sẽ thấp hơn các bạn khác 4,6 cm.

"Như vậy trẻ có nguy cơ giảm tới 8,2 cm chiều cao nếu vừa bị tiêu chảy vừa có giun sán trong người. Sau nhiễm trùng đường ruột, khả năng nhận thức của bé cũng giảm", bác sĩ Vinh nhấn mạnh.

Nguyên nhân là do khi bị nhiễm trùng đường ruột (có tiêu chảy hoặc không), trẻ có nguy cơ mất protein qua đường ruột, giảm hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Việc tái phân bố năng lượng vào việc chống bệnh cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng nuôi dưỡng não.

Cũng theo bác sĩ, dù được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ tiêu chảy nhiều lần cũng vẫn bị thấp còi hơn các trẻ khác. Điều này trái với quan niệm thông thường rằng những gì đã mất đi trong lúc trẻ bị tiêu chảy có thể phục hồi hoàn toàn sau khi hết bệnh. Thực tế có những tổn thương không thể phục hồi hoàn toàn như trước được.

Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh vấn đề dinh dưỡng, để trẻ phát triển tối đa về chiều cao cũng như trí thông minh, cha mẹ cần có biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua bàn tay mẹ, người chăm sóc và trẻ.

Một biện pháp phòng bệnh hết sức đơn giản mà nhiều người đang bỏ qua là rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, 80% bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất hiện nay như tiêu chảy, tay chân miệng, thương hàn... đều liên quan đến hành vi không rửa tay bằng xà phòng.

                                                                          Theo VnExpress

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục