Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

(HBĐT) - Ngày 27/7, Tổng cục DS – KHHGĐ phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia” tại cộng đồng. Tham dự có tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ; giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viên Nhi Trung ương. Tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Y tế, chi cục DS – KHHGĐ, đại diện các xã, huyện triển khai hoạt động mô hình.

 

Theo kết quả điều tra của bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) tại 3 xã Nam Thượng, Đú Sáng, Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi năm 2009, số trẻ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn hẳn các tỉnh khác. Đặc biệt dân tộc Mường có tới 23% nam, nữ vị thành niên/thanh niên tiềm ẩn gen gây bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện tại có nhiều trẻ đang điều trị bệnh nhưng không có kết quả, tuổi thọ cao nhất cũng chỉ dưới 20 tuổi. Đây là bệnh di truyền do cả bố và mẹ cùng mang gen ẩn, khi sinh sẽ gây bệnh cho con. Phòng bệnh tốt nhất là nam, nữ mang gen ẩn bệnh không kết hôn với nhau.

 

Trên cơ sở đó, năm 2011, chi cục DS – KHHGĐ đã triển khai thực hiện mô hình “Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh Thalassemia”. Đến hết năm 2011, tại 56 xã thuộc 11 huyện, thành phố của tỉnh triển khai thực hiện mô hình sẽ đạt được các chỉ số: 100% cán bộ làm kỹ thuật dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ các xã được tập huấn kỹ năng tư vấn cho khác hàng về nội dung phòng bệnh tan máu bẩm sinh và chăm sóc SKSS/KHHGĐ; 70% nam, nữ chuẩn bị kết hôn được cung cấp thông tin và tư vấn các nội dung phòng bệnh; 50% nam, nữ chuẩn bị kết hôn có nhu cầu được cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ phù hợp, thân thiện và thuận tiện; 40% nam, nữ chuẩn bị kết hôn được kiểm tra sức khỏe, phát hiện người mang gen ẩn bệnh, tư vấn về phòng tránh các nguy cơ sinh con bị bệnh tan máu bẩm sinh. Các hoạt động triển khai mô hình từ tháng 7 – 12/2011 sẽ được ngân sách Trung ương hỗ trợ với tổng kinh phí 488 triệu đồng từ nguồn.  

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Ngành Y tế tỉnh khẩn trương hoàn thiện báo cáo tổng thể nêu bật thực trạng, nguyên nhân, giải pháp và các đề xuất đảm bảo mô hình triển khai hiệu quả trình UBND tỉnh.

 

Tại hội nghị, tiến sĩ Dương Quốc Trọng – Tổng cục Trưởng tổng cục DS – KHHGĐ khẳng định bệnh tan máu bẩm sinh sẽ phòng được, tiến tới thanh toán được nếu có những giải pháp tích cực thông qua tuyên truyền, vận động, tư vấn, đảm bảo các dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật. Việc triển khai thí điểm mô hình tại cộng đồng tỉnh Hòa Bình giúp từng bước kiểm soát, phát hiện, điều trị, giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị mắc các bệnh di truyền, bẩm sinh; mô hình sẽ đánh giá kết quả sau triển khai, tiến tới nhân rộng ra các tỉnh, thành khác trong cả nước.

 

 

                                                                                    Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục