(HBĐT) - Sử dụng thuốc diệt cỏ có tác dụng giảm thiểu công lao động khi cần làm quang, làm sạch một diện tích nhất định nào đó. Tuy nhiên, sử dụng thuốc diệt cỏ như thế nào cho đúng quy trình và nguyên tắc bảo vệ môi trường lại là vấn đề đáng quan tâm vì đây là loại thuốc có trong danh mục hạn chế sử dụng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta đang diễn ra hiện tượng có một vài cá nhân, đơn vị quản lý giao thông sử dụng thuốc diệt cỏ để dọn quang hành lang, lề đường giao thông. Nếu việc này được tiến hành thường xuyên và trên diện rộng có lẽ sẽ gây ảnh hưởng xấu, để lại hậu quả lâu dài khó khắc phục đến môi trường và đời sống con người.
Theo lời những người dân chứng kiến việc này thì: đường giao thông là nơi giao lưu của các phương tiện và người tham gia giao thông với số lượng lớn, đồng thời cũng là nơi có hệ thống cống rãnh tiêu- thoát nước dày đặc. Vì vậy, những chế phẩm độc hại từ thuốc diệt cỏ không chỉ tồn tại, tác dụng tại chỗ mà còn phát tán đi nhiều nơi mà không thể kiểm soát…
Thiết nghĩ, các cá nhân và đơn vị đã và đang sử dụng thuốc diệt cỏ nên cân nhắc và cẩn trọng khi dùng loại thuốc này để dọn hành lang, lề đường nhằm bảo đảm giữ gìn môi trường trong lành và an toàn cho đời sống xã hội.
Thảo Hương
(Phường Phương Lâm- TPHB)
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục DS/ KHHGD tỉnh cho biết: Theo điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh thiếu máu huyết tán Thalassemia tại 3 xã Vĩnh Đồng, Nam Thượng, Đú Sáng (Kim Bôi) năm 2009, số trẻ mắc bệnh thiếu máu huyết tán ở trẻ em cao hơn hẳn so với các tỉnh khác, đặc biệt là dân tộc Mường có tới 23% nam, nữ vị thành niên, thanh niên tiềm ẩn gen gây bệnh.
(HBĐT) - Ngày 24/, đoàn kiểm tra giám sát của Sở Y tế đã giám sát công tác phòng - chống, điều trị bệnh tay – chân- miệng trên địa bàn huyện lạc Thủy.
Trong khi ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật chưa được cải thiện thì phân tích của cơ quan chức năng cho thấy số vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên và hóa chất tăng.
Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng cao: Mỗi ngày trẻ sơ sinh ngủ từ 16-18 giờ, ngủ cả ban ngày và ban đêm. Khi 1 tuổi, trẻ ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày và thường có 2 giấc ngủ về ban ngày với tổng số giờ ngủ từ khoảng 15 giờ/ngày. 2 tuổi, trẻ ngủ 14 giờ/ngày và 3 tuổi là 13 giờ/ngày. Khi 16 tuổi, trẻ chỉ còn ngủ 8 giờ/ngày giống như người lớn.
Điều trị loãng xương khá khó khăn và tốn kém. Hi vọng 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh tốt nhất dù rằng bước vào tuổi 20, bộ xương của chúng ta gần như đã phát triển đầy đủ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến ngày 23/8, cả nước đã ghi nhận trên 35.623 trường hợp mắc bệnh tay- chân- miệng (TCM) tại 59 tỉnh, thành phố, trong đó đã có 83 ca tử vong tại 17 tỉnh, thành… Số mắc gia tăng liên tục từ tháng 5/2011, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc.