(HBĐT) - Tính đến ngày 31/8, diễn biến bệnh tay – chân – miệng trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng lan rộng. Hiện đã có trên 600 ca mắc, tại 11/11 huyện, thành phố, 88/210 xã, phường, thị trấn, đối tượng chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi, không có trường hợp bệnh chuyển sang cấp độ 2, không có tử vong.
BCĐ phòng - chống dịch bệnh nguy hiểm các cấp đã theo dõi chặt diễn biến, tăng cường công tác giám sát ca bệnh và điều tra dịch tễ học tại cơ sở và tuyên truyền, vận động tại cộng đồng. Đơn vị y tế dự phòng, bệnh viện đa khoa và trạm y tế các huyện đã triển khai các hoạt động phòng - chống dịch, huy động lượng thuốc dự trữ điều trị ca bệnh. Trung tâm YTDP tỉnh trình UBND tỉnh kế hoạch bổ sung kinh phí 1,4 tỷ đồng cho hoạt động phòng - chống dịch tay – chân - miệng. Theo đó, đề nghị cấp 5.000 bánh xà phòng cho các trường học nhà trẻ, mẫu giáo; thuốc dạng viên gồm 1.000 viên; 250 kg chloramin B; in ấn khoảng 10.000 tờ rơi, tài liệu.
Bùi Minh
Hạ đường máu là khi nồng độ đường glucose trong máu giảm xuống dưới 4mmol/l, không đủ cung cấp cho nhu cầu hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não. Hạ đường máu hiếm gặp ở những người bình thường nhưng khá phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường, chủ yếu là do tai biến của điều trị.
Sự phối hợp giữa một thuốc hạ mỡ máu và một thuốc trị bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi lẽ rối loạn mỡ máu thường là một nguy cơ đi kèm. Nhưng nếu kết hợp thuốc không cân nhắc thì thuốc hạ mỡ máu có thể bị cản trở chuyển hoá và biến cố là điều không tránh khỏi.
Tắc động mạch phổi ( TĐMP) hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi, là hiện tượng tắc của động mạch phổi chính hoặc một trong các nhánh của nó. TĐMP cấp là tình trạng cấp cứu đòi hỏi được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị. Chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường quy không đặc hiệu.
Chọn thời điểm uống thuốc cho thích hợp để có thể nâng cao được hiệu quả trị liệu, song lại làm giảm thiểu các phản ứng của thuốc và tác dụng không mong là việc không dễ dàng.
(HBĐT) - Năm 2010, Sở Y tế Hòa Bình đã phối hợp với Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế tiến hành điều tra, nghiên cứu đánh giá thực trạng và các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm đối với gần 2.000 người trong độ tuổi từ 25 đến 64 trên quy mô toàn tỉnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình gánh nặng bệnh tật đang có sự chuyển dịch từ các bệnh nhiễm trùng, rối loạn do suy dinh dưỡng sang bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ và bệnh ung thư.
Vừa qua, một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc công bố một phát hiện quan trọng, đó là chứng bệnh tăng huyết áp động mạch ở người có thể do một loại virut thông thường gây ra. Lần đầu tiên, mối quan hệ này được thiết lập và còn phải tiến hành thêm thử nghiệm.