(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2011, tại khoa ung bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có 420 lượt người điều trị ung thư. Trong đó, 104 ca ung thư phổi, 51 ca ung thư dạ dày, 43 ca ung thư vú... Đây là những loại ung thư phổ biến và có nguy cơ tử vong cao. Tại sao bệnh ung thư lại nguy hiểm như vậy?

 

Ung thư - bệnh của tế bào

 

Cơ thể người trưởng thành do khoảng 1 triệu tỉ tế bào tạo thành. Việc nhân đôi tế bào, sản sinh ra các tế bào mới có nhiệm vụ thay thế tế bào chết, già cỗi hoặc làm liền vết thương. Nếu hệ thống điều khiển sự nhân lên của tế bào đó bị hỏng, tế bào sẽ bị biến đổi, tăng sinh vô hạn không chịu sự kiểm soát của cơ thể.

 

Ngoài ra, do nhiều yếu tố khác nhau từ môi trường hoặc ngay trong bản thân cơ thể có các tế bào bị biến đổi. Nếu biến đổi ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ tự sửa chữa. Nếu biến đổi nặng hơn có thể đến mức ác tính, cơ thể không sửa chữa được sẽ tiến hành loại bỏ tế bào này. Tuy nhiên, ở một thời điểm nào đó, hệ thống sửa chữa này bị suy giảm hoặc không hoạt động, các tế bào bị biến đổi có thời cơ tồn tại và nhân lên số lượng quá lớn không thể tiêu diệt được nữa. Khi đó, được gọi là tế bào ác tính. Tế bào ác tính sinh sôi nhanh chóng, bành trướng xung quanh tạo thành các khối u.

 

Tính chất di căn của ung thư

 

Tế bào ung thư có khả năng di chuyển dễ dàng và liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u, theo mạch máu và  bạch huyết di cư đến các tổ chức và cơ quan mới, bám lại, tiếp tục phát triển thành một ổ mới gọi là ổ di căn.

 

ổ di căn này có những đặc điểm giống hệt u ban đầu. Phổi và gan là những nơi hay gặp di căn nhất.

 

Hậu quả của ung thư với cơ thể

 

Nếu không được ngăn chặn kịp thời, khối u phát triển, phá hủy những mô lành xunh quanh, làm hỏng các chức năng và gây đau đớn. Nhưng nguy hiểm hơn là ở chỗ ung thư thường di căn vào các cơ quan quan trọng của cơ thể, làm hỏng các cơ quan này và là nguyên nhân chủ yếu làm người bệnh tử vong.

 

Ngoài ra, các tế bào ung thư sinh ra những độc tố hoặc những chất nội tiết không cần thiết, gây rối loạn chuyển hóa, giảm khả năng miễn dịch, làm cơ thể mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy mòn.

Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong. Tuy nhiên, các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. 

                                                      Thu Hương 

                                                (Trung tâm TT- GDSK) 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục